Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến, nguy hiểm, cướp đi tính mạng của rất nhiều người.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, chủ yếu đến từ lối sống với những thói quen thiếu khoa học, lành mạnh như: Hút thuốc, uống rượu, ăn mặn, thức khuya hay ăn đêm...
Theo nghiên cứu vào năm 2011 của "Tạp chí thế giới về tiêu hóa", nicotine làm giảm việc sản sinh oxit nitric - một hóa chất trong dạ dày giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường chất nhầy giúp bảo vệ dạ dày không bị axit tiêu hóa ăn mòn. Bằng cách làm giảm sự bảo vệ của oxit nitric, khói thuốc lá có thể gây đau dạ dày, đặc biệt trong trường hợp viêm loét dạ dày, khả năng biến chứng sang ung thư dạ dày sẽ tăng lên.
Rượu bia là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày.
Nguyên nhân là do khi rượu đi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde - một chất gây ung thư bằng cách gây tổn thương gene.
Theo kết luận của Viện nghiên cứu ung thư Nhật Bản, những người ăn mặn thường có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người bình thường. Được biết, với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ tăng lên 8%.
Nguyên nhân là do thói quen ăn đồ ăn nhiều muối sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP hình thành và phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, làm tăng nguy cơ béo phì, giảm trí nhớ... thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Thức khuya thường xuyên sẽ làm cho dạ dày hoạt động quá tải, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn dễ dẫn đến mắc các bệnh như viêm loét, tăng nguy cơ gây ung thư.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày, thay vì thức khuya, bạn nên hình thành cho mình thói quen ngủ sớm và đủ giấc.
Việc ăn vào lúc đêm muộn, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như mì tôm, nước ngọt có gas... sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Việc ăn khuya sẽ khiến dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi, làm cản trở sự phục hồi của niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này diễn ra thường xuyên, bạn có thể sẽ phải đối mặt với căn bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Ít hoạt động thể lực sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Thói quen lười vận động sẽ khiến các chất béo trong thức ăn không được chuyển hóa và sử dụng, lâu ngày sẽ tích tụ trong dạ dày, gây đau, viêm loét dạ dày, làm tiền đề cho ung thư phát triển.
Bạn hãy hình thành cho bản thân thói quen tập thể dục thường xuyên. Không chỉ giúp cho cơ thể săn chắc, thon gọn, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp sức khỏe của bạn luôn ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, thói quen ăn đồ chua cay, đặc biệt là trong khi đói, là một trong những nguyên gây ra ung thư dạ dày.
Khi đói, nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, khi kết hợp với axit của những thực phẩm có vị cay, nóng sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, làm tổn thương dạ dày, dễ hình thành những vết loét gây đau, khó chịu ở dạ dày.
Với tính đa dạng, tiện dụng lại đẹp mắt và có mùi vị hấp dẫn, những đồ ăn chế biến sẵn luôn "được lòng" mọi người. Tuy nhiên, việc ăn đồ ăn chế biến sẵn thường xuyên sẽ tiềm ẩn nguy cơ.
Những loại thực phẩm này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chứa nhiều dầu mỡ, muối và chất phụ gia, khi vào cơ thể sẽ dẫn tới việc khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Để giảm khả năng mắc ung thư dạ dày, bạn hãy thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh xa những đồ ăn chế biến sẵn. Điều này vừa giúp đảm bảo sức khỏe, đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống.
Thói quen hoạt động ngay hoặc nằm ngủ ngay sau khi xong cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Thói quen xấu này khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất, gây ra những cơn đau dạ dày, viêm loét mãn tính, tiền đề của sự xuất hiện khối u ở dạ dày.
Ung thư dạ dày có nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị ung thư, nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỷ lện cao hơn.
Để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần tăng cường nhiều rau xanh, nhất là các loại rau đậm màu, trái cây tươi và các vitamin, khoáng chất thiết yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bên cạnh việc chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, mỗi người cần chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường sớm, tăng cơ hội điều trị bệnh thành công.
Theo anninhthudo.vn