“Canh bạc” ngừa Covid-19

GD&TĐ - Vào năm 2016, khi bệnh sốt vàng bùng phát gần các thành phố lớn ở Angola và Congo, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã “chơi một canh bạc” có tính toán.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Đối mặt với tình trạng thiếu vắc-xin, WHO khuyến nghị chia nhỏ liều lượng. Hơn 7 triệu trẻ em và người lớn ở Kinshasa (Congo) chỉ nhận được 1/5 liều thông thường. Các nhà nghiên cứu sau đó phát hiện, lượng nhỏ vắc-xin đó tạo ra mức kháng thể bảo vệ tốt. Vậy, liệu việc triển khai vắc-xin ngừa Covid-19 có thể lặp lại kịch bản này?

Vắc-xin Pfizer / BioNTech đầu tiên được triển khai ở Mỹ và Anh, yêu cầu tiêm hai liều cách nhau 21 ngày. Tuy nhiên, thay vì phát những liều đầu tiên và dự trữ nguồn cung cấp, một số người ủng hộ việc phân phối tất cả liều lượng ngay bây giờ.

Ở Mỹ, lựa chọn này có nghĩa là 40 triệu người sẽ nhận được liều vắc-xin Pfizer / BioNTech đầu tiên, thay vì 20 triệu người nhận được hai liều. Trong khi đó, Anh hiện tung ra 800.000 liều, với 4 triệu liều khác sẽ được cung cấp vào cuối tháng 12.

Ý tưởng này được đưa ra gần đây bởi Scott Gottlieb - cựu lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, người hiện là thành viên Hội đồng quản trị của Pfizer.

“Thực tế là một liều thuốc có tác dụng bảo vệ một phần. Về cơ bản, tôi không đồng ý với việc tiết kiệm 1/2 nguồn cung cho tháng 1”, ông Gottlieb từng nói.

Vắc-xin có hiệu quả 52% sau liều đầu tiên, tăng lên 95% sau khi tiêm nhắc lại.

Quan điểm của ông Gottlieb là việc triển khai ngay lập tức sẽ tối đa hóa lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là một chiến lược phi rủi ro. Sự chậm trễ không lường trước đối với nguồn cung trong năm tới có thể cản trở việc triển khai tiêm phòng Covid-19.

Tuy nhiên, việc để những người dễ bị tổn thương không được tiêm ngừa Covid-19, trong khi liều thứ hai được để nhiều tuần trong tủ lạnh, cũng là một rủi ro.

Bên cạnh đó, ông Gottlieb cho rằng, liều vắc-xin thứ hai tăng cường khả năng bảo vệ một cách đáng kể. Tuy nhiên, khoảng thời gian dùng thuốc không được đặt ra bởi bất kỳ quy tắc nào của tiêm chủng.

Thật thú vị, trong thử nghiệm vắc-xin Oxford / AstraZeneca, một số tình nguyện viên trong nhóm dưới 55 tuổi đạt hiệu quả cao nhất đã có lần tiêm thứ hai 8 tuần sau mũi đầu tiên.

Đại dịch Covid-19 cũng cho thấy, các quy ước về tiêm chủng có thể bị thách thức.

Các nhà khoa học đã không loại trừ việc kết hợp liều lượng đầu tiên và thứ hai từ một số loại vắc-xin khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sẵn có.

Có thể hiện tại, chúng ta chỉ có đủ thời gian khoa học để thảo luận  hợp lý về việc “bẻ cong” các quy tắc, nhằm triển khai tất cả liều vắc-xin ngừa Covid-19. Hiện tại, Giáng sinh đang ngày một gần.

Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng, các bệnh viện không còn giường trống. Và, mọi người đều hy vọng, sẽ có nhiều loại vắc-xin ngừa Covid-19 hơn vào năm tới. Cách tiếp cận của ông Gottlieb được cho là “một canh bạc”, thay vì chọn giữ lại một nửa số “đạn dược” khi các “kỵ binh” khác đang trên đường đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ