Canada cắt giảm nhân sự vì khủng hoảng giáo dục

GD&TĐ - Theo Steele, kể cả khi Canada mở cửa trở lại hôm nay, phải đến năm 2030 đất nước này mới có thể phục hồi lại đà tuyển sinh quốc tế.

Hơn 5 nghìn việc làm bị cắt giảm tại Canada sau khi thay đổi giấy phép du học.
Hơn 5 nghìn việc làm bị cắt giảm tại Canada sau khi thay đổi giấy phép du học.

Từ đầu năm 2024, khi Chính phủ Canada bắt đầu áp dụng giới hạn nghiêm ngặt đối với giấy phép du học, ngành giáo dục sau trung học đã chứng kiến làn sóng cắt giảm việc làm chưa từng có. Theo phân tích từ cố vấn giáo dục Ken Steele, hơn 5 nghìn việc làm bị mất trên toàn quốc.

Các trường cao đẳng và đại học, đặc biệt là đơn vị phụ thuộc lớn vào sinh viên quốc tế, đang gánh chịu hậu quả nặng nề. Trường Cao đẳng Mohawk ở Ontario đã cắt giảm gần 450 vị trí, trong khi Đại học Windsor giảm 157 nhân sự. Không chỉ dừng ở việc sa thải, hàng trăm chương trình đào tạo đã bị đình chỉ, trong đó Trường Fanshawe dẫn đầu với 50 lĩnh vực bị xóa bỏ.

Tác động tài chính tới các trường cũng vô cùng nghiêm trọng. Khoảng 2,2 tỷ đô la Canada trong ngân sách đã bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng tỉnh Ontario, nơi phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn thu từ sinh viên quốc tế, chiếm tới 70% trong tổng số lần cắt giảm trên cả nước.

Các chuyên gia như cố vấn giáo dục Ken Steele nhận định quyết định đơn phương và đột ngột của chính phủ trong việc áp đặt hạn mức thị thực sinh viên là một “sai lầm lớn”.

Nó không chỉ gây khủng hoảng nhân sự, mà còn hủy hoại uy tín quốc tế của hệ thống giáo dục Canada, một trong những ngành “xuất khẩu” quan trọng. Theo Steele, kể cả khi Canada mở cửa trở lại hôm nay, phải đến năm 2030 đất nước này mới có thể phục hồi lại đà tuyển sinh quốc tế.

Dưới áp lực ngày càng gia tăng từ giới học thuật và các cuộc biểu tình phản đối, chính phủ mới của Thủ tướng Mark Carney buộc phải đối mặt với bài toán khó về việc nới lỏng hạn ngạch du học để cứu vãn hệ thống giáo dục.

Theo The PIE News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.