Cần vốn, ngân hàng lại tăng lãi suất huy động

Cần vốn, ngân hàng lại tăng lãi suất huy động

>>Lãi suất huy động đang nhích lên  

Cần vốn, ngân hàng lại tăng lãi suất huy động ảnh 1
Chủ trương ép xuống, áp lực của thị trường đội lên, Các NH, nhất là các NHTM nhỏ, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn vừa duy trì mức tăng trưởng kinh doanh hàng năm. 
Việc NHNN ấn định tỉ lệ khống chế  số dư vốn huy động của các NHTM  từ thị trường liên ngân hàng  không vượt qua 20% huy động từ các tổ chức và dân cư đã khiến nhiều NH, nhất là các NHTMCP quy mô nhỏ (luôn là con nợ lớn của các NH khác) phải hạ tỉ lệ này xuống bằng cách tăng LS huy động hút thêm vốn của tổ chức và dân cư. Do vậy, bằng cách công khai hay không công khai các NH này phải đẩy lãi suất huy động lên cao để hút vốn tiền gửi dân cư.
Cũng theo quy định của NHNN, tỉ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn của mỗi NHTM để cho vay trung, dài hạn không được vượt quá 40%. Điều này rất khó thực hiện với  nhiều NHTM vì sự bất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn đang rất lớn. Vì vậy, cũng để đảm bảo tỉ lệ khống chế trên, các NH đã tăng LS huy động để tăng số dư nguồn vốn ngắn hạn.
Mặc dù tăng lãi suất huy động nhưng số dư tiền gửi cũng không tăng như kỳ vọng. Về phía người gửi tiền, cứ thấy ngân hàng khan tiền, tăng lãi suất huy động, lập tức họ lên nước đòi thỏa thuận có lợi cho món tiền gửi.
Nhiều thắc mắc, vậy nguồn tiền đã đổ đi đâu? Câu trả lời là Bất động sản
Đã có nhiều cơn sốt đất, căn hộ từ năm ngoái cho đến nay, thêm nữa, công nghệ "làm giá" BĐS đến nay đã đến mức hoàn hảo. Do vậy người dân nhận thấy đầu cơ, tích trữ BĐS là có lãi và an toàn nhất. Nghĩ sao làm vậy, dốc tiền ra mua đất, rút tiền ngân hnagf ra để mua đất, mua nhà chờ có lãi là bán đang diễn ra phổ biến. Hiện tượng tung tiền đặt cọc rồi thổi giá và mua đi bán lại kiếm lời diễn ra phổ biến. 
Chưa có thống kê nào cho biết nguồn vốn đổ vào thị trường BĐS vừa qua là bao nhiêu; chỉ biết rằng tốc độ tăng dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS ở Hà Nội 5 tháng đầu năm rất cao so tốc độ tăng dư nợ chung. 
Đã vậy, thực tế hiện nay và nhu cầu vốn cuối năm lại càng căng thẳng hơn. Các biểu hiện trên thị trường như: các doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu (để có tiền bổ xung vốn điều lệ theo quy định); nhiều công ty niêm yết thực hiện tăng vốn theo kế hoạch năm 2010; nhu cầu vốn tín dụng tăng cao trong quý III, IV; chuẩn bị thanh khoản cho dịp tết dương lịch... là những nhân tố báo trước cầu vốn từ nay đến hết năm 2010 rất lớn.
Do vậy, cuộc đua hút vốn dân cư của các ngân hàng đã vào hồi quyết liệt, trong đó, để huy động được vốn, chiến thuật tủ vẫn là tăng lãi suất, bằng cách này hay cách khác. 
Lãi suất tiền gửi cao trong thời gian này. (Ảnh minh họa, internet)
Lãi suất tiền gửi cao trong thời gian này. (Ảnh minh họa, internet)
LS huy động VND tăng đang khiến cho NHNN khó khăn hơn trong việc thực hiện chủ trương  giảm mặt bằng LS thị trường những tháng cuối năm 2010. Chắc NHNN sẽ phải tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng tháng, tăng cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM nhà nước để có điều kiện tiếp tục giảm LS cho vay đối với chi phí sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở sẽ linh hoạt với  kỳ hạn dài hơn và đa dạng, khối lượng  chào mua lớn hơn. Biện pháp  giảm LS chào mua có thể cũng được tính đến để phát tín hiệu giảm LS. Giới chuyên môn cho răng:  trong thời gian tới lượng cung tiền của NHNN ra thị trường mở sẽ tăng lên. Đây thực chất là một chính sách nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất thị trường xuống. 
Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.