Cần trang bị những kỹ năng gì để thoát khỏi đám cháy?

GD&TĐ - Hãy chủ động trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân mình trong các trường hợp khẩn cấp.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Trong các vụ hỏa hoạn trong thời gian gần đây, có không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người chưa biết cách làm gì để thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Hãy chủ động trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân mình trong các trường hợp khẩn cấp.

Công an quận Gò Vấp khuyến cáo người dân cần lưu ý những kỹ năng cơ bản cần thiết để thoát khỏi đám cháy:

Tìm cách dập lửa

Khi phát hiện có đám cháy, đừng quá hoảng hốt và sợ hãi, điều đầu tiên là phải ổn định nhịp thở, bình tĩnh để tìm cách xử lý; cần quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói ở đâu.

Sau khi đã báo động, nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy (điện gây cháy, nổ sẽ khiến đám cháy bùng phát nhanh hơn) và sẽ rất nguy hiểm trong quá trình thoát nạn.

Nếu đám cháy nhỏ (trong khả năng xử lý), nên tìm cách dập lửa: có thể dùng bình bột, bình khí CO­2 , cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà chúng ta có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa: bằng mọi cách phải giảm nhiệt độ và phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho đám cháy.

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Trong khi chạy thoát nạn, tiếp tục hét lớn cho mọi người trong nhà biết để cùng nhau thoát hiểm, ngay sau đó hãy lập tức ấn máy gọi 114 để được hỗ trợ giúp đỡ.

Có kế hoạch thoát hiểm

Chúng ta nên có một kế hoạch thoát hiểm khi đám cháy xảy ra. Tất cả mọi người trong gia đình, cơ sở... nên ngồi lại để phác thảo một kế hoạch thoát hiểm của mình. Khói từ đám cháy có thể gây cản trở tầm nhìn, vì thế việc học và nhớ các cách ra khỏi gia đình, cơ sở... là rất quan trọng: cần xác định có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó?

Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà, nên thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt (nếu có thể).

Không cố tìm hiểu nguyên nhân đám cháy xảy ra khi lửa đã cháy quá lớn.

Sử dụng khăn ướt (vật thấm nước, tay...) che mũi, miệng và hạ thấp trọng tâm để tránh hít phải nhiều khói khí độc.

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa khi cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.

Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên tay cầm (cửa): nếu thấy ấm, đừng mở vì mặt kia của cánh cửa đang cháy (hoặc đám cháy đang ở rất gần); nếu thấy mát, và không nhìn thấy khói quanh cửa, hãy mở cửa thật chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu chúng ta thấy lửa bùng lên, hay khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc nhiều khói (không thể di chuyển được), vì thế cần phải biết những lối thoát khác. Ngoài ra, nếu chúng ta sống trong chung cư, cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

Tuyết đối không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

Làm gì nếu quần áo của bạn bị cháy?

Đừng chạy vòng quanh (sẽ làm cho ngọn lửa cháy lớn hơn).

Nằm xuống, dùng tay che mắt, lăn vòng quanh cho đến khi ngọn lửa tắt (hoặc có người đến hỗ trợ dập tắt đám cháy).

Dập lửa bằng cách sử dụng vật thấm nước bao trùm ngọn lửa bằng áo khoác, chăn...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...