Cần thiết ban hành Quy chế mới về thực tập sư phạm

Cần thiết ban hành Quy chế mới về thực tập sư phạm

(GD&TĐ)- Sáng nay (17/2), Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng "Quy chế về thực tập sư phạm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Phổ thông". Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chủ trì hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh, gdtd.vn
 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh, gdtd.vn

Tại hội thảo, đa số các đại biểu đều tán thành về sự cần thiết của việc ban hành Quy chế về thực tập sư phạm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Phổ thông. Quy chế về thực hành, thực tập sư phạm đã được Bộ ban hành những năm trước đây cho đến nay có những nội dung không còn phù hợp với thực tế đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cũng như xuất phát từ yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên ở giáo dục phổ thông và TCCN.

Quy chế mới về thực hành sư phạm phải thể chế hóa các vấn đề về mục đích, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá, các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động thực hành, thực tập sư phạm trong các trường ĐH-CĐ đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tế đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và TCCN hiện nay, đáp ứng đòi hỏi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Các ý kiến tại hội thảo đã tập trung thảo luận về các vấn đề chung như thời gian, nội dung, kiến thức, hình thức thực hành, trách nhiệm của các bên liên quan đến công tác thực hành sư phạm. Riêng đối với giáo viên hệ TCCN có một số yếu tố đặc thù nên có ý kiến cho rằng, bên cạnh những vấn đề chung sẽ được thể chế hóa trong quy chế, những yếu tố lên quan đến thời gian thực hành, nội dung kiến thức (lý thuyết/ thực hành) cũng cần phải được quy định cụ thể, riêng rẽ nhằm tạo lập cơ sở đánh giá trình độ của giáo sinh trong quá trình thực tập sư phạm.

Hội thảo Quy chế về thực tập sư phạm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Phổ thông. Ảnh, gdtd.vn
Hội thảo Quy chế về thực tập sư phạm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Phổ thông. Ảnh, gdtd.vn  

Thời gian thực tập sư phạm, đa số đại biểu đều nhất trí cho rằng 3 đến 4 tuần thực tập sư phạm là quá ngắn so với thực tế đòi hỏi thực tập sư phạm. Trong quy chế mới, cần phải tăng thời gian thực tập để giáo sinh có điều kiện trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm. 

Về điều kiện đảm bảo đối với thực hành sư phạm, có ý kiến cho rằng, cần phải có sự đồng bộ trong hệ thống các trường học phổ thông để tiếp nhận các giáo sinh từ các trường ĐH sư phạm nhằm nâng cao chất lượng của quá trình thực tập. 

Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng của công tác thực tập sư phạm, nên thành lập bộ môn (hoặc khoa thực hành) về thực tập sư phạm trong các trường ĐH sư phạm. Tại một số quốc gia có nền giáo dục phát triển, công tác thực tập sư phạm được một khoa chuyên môn đảm trách. Kiến thức kĩ năng thực tập sư phạm và điểm đánh giá quá trình này quan trọng ngang bằng với các bộ môn khác...

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, các đại biểu đều nhất trí cao về việc Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế về công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm. Trên cơ sở đảm bảo tính tự chủ của các trường SP trong đào tạo giáo viên. Trong đó sẽ đề cập nhiều vấn đề rộng hơn phạm vi thực tập sư phạm. Đơn cử như vấn đề rèn luyện sư phạm, hoặc các vấn đề khác liên quan trong quá trình đào tạo: thời gian thực tập, cách thức tổ chức dạy học, đào tạo trong tất cả các bộ môn chứ không chỉ quy định riêng về thực tập sư phạm. 

Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.