Cẩn thận khi trẻ “trực tuyến” trên tablet

Truy cập Internet qua smartphone và máy tính bảng không hề an toàn hơn truy cập Internet qua máy tính cá nhân. Nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm tới việc giám sát hoạt động này của trẻ.

Cẩn thận khi trẻ “trực tuyến” trên tablet

Cuộc khảo sát mới đây của hãng thông tấn BBC (Anh) cho thấy nhiều bậc cha, mẹ đang thờ ơ với những mối đe dọa mà trẻ gặp phải khi sử dụng thiết bị di động như máy tính bảng và smartphone. Cuộc khảo sát được tiến hành nhân dịp ngày Safer Internet Day (tạm dịch: Ngày vì một Internet an toàn hơn).

Theo kết quả nghiên cứu, gần như 1/5 số trẻ em nói rằng chúng bị làm phiền bởi nội dung trên thiết bị di động, gấp 2 lần tỷ lệ này ở người lớn.

Một cuộc nghiên cứu độc lập khác lại cho thấy hơn 20% các bậc cha mẹ không giám sát xem con cái đang làm gì trên mạng trực tuyến.

90% người lớn tại Anh được hãng tin BBC phỏng vấn nói rằng họ từng đề cập với con cái về an toàn trên mạng Internet khi sử dụng tablet hoặc smartphone, nhưng họ vẫn cho phép trẻ sử dụng thiết bị di động một cách tự do mà không có sự giám sát.

Sự kiểm soát của cha mẹ

Ông Tony Neate, giám đốc điều hành của Get Safe Online, một tổ chức về an toàn trên mạng Internet, nói: “Thật không may, không ai trong chúng ta – dù ở bất kỳ độ tuổi nào – là miễn dịch trước những rắc rối trên mạng Internet.

Nếu thiếu các biện pháp kiểm soát như các tính năng bảo mật và các bộ lọc công cụ tìm kiếm, trẻ hầu như chắc chắn sẽ truy cập vào những nội dung không phù hợp cho độ tuổi của chúng, hoặc thậm chí không thích hợp cho bất kỳ độ tuổi nào”.

Cuộc khảo sát của BBC cũng cho thấy thanh thiếu niên tuổi từ 13 tới 16 dễ trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng Internet hơn trẻ từ 8 tới 12 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại nghĩ rằng trẻ càng lớn, chúng càng ít gặp nguy hiểm khi truy cập mạng.

Ông David Emm, một nhà nghiên cứu bảo mật cấp cao của hãng bảo mật Kaspersky Lab nói rằng các bậc cha mẹ có thể rất quan tâm tới những hiểm họa từ việc trẻ truy cập Internet trên máy tính cá nhân, nhưng họ lại quá chủ quan về việc trẻ truy cập mạng qua tablet và smartphone.

Ông Emm nói: “Khi trẻ sử dụng thiết bị di động để lưới web, chúng đang sử dụng cùng một mạng Internet, với những mối đe dọa tương tự. Nhiều người có một quan niệm sai lầm là smartphone và tablet không cần được bảo vệ như PC.

Nhưng trong khi có quá nhiều phụ huynh không giám sát hoạt động trên mạng trực tuyến của con trẻ, cách suy nghĩ này cần phải thay đổi”.

Những thiệt hại ngoài tầm kiểm soát

Hiện nay, iPhone và iPad do Apple sản xuất đã có tính năng quản lý dành cho các bậc cha mẹ, cho phép họ thiết lập mật khẩu, ngăn trẻ truy cập một số ứng dụng hoặc website nhất định, hoặc giới hạn nội dung để cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Trong khi đó, đa số các mẫu smartphone và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android đã cho phép tạo các tài khoản dành riêng cho trẻ em.

50% các bậc phụ huynh tham gia cuộc khảo sát của BBC nói rằng họ có sử dụng tính năng kiểm soát dành cho cha mẹ trên máy tính bảng, trong khi chỉ 40% nói rằng họ tận dụng tính năng tương tự trên smartphone.

Một cuộc khảo sát riêng của Kapersky Lab tiết lộ rằng 18% các bậc phụ huynh từng bị mất tiền hoặc mất dữ liệu lưu trên smartphone hoặc tablet do để con cái sử dụng thiết bị thiếu sự giám sát.

Hoạt động mua hàng bên trong ứng dụng (In-app purchase) mà trẻ thực hiện khi chơi game trên điện thoại là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh mất tiền “oan”.

Gần đây, hãng công nghệ Apple đã bị yêu cầu phải trả lại ít nhất 32,5 triệu USD cho các bậc phụ huynh có con vô tình mua sắm vật phẩm trong ứng dụng sau khi thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FT).

Theo nghiên cứu về an toàn tiêu dùng trực tuyến của Microsoft, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần lưu ý. Nghiên cứu cho thấy 5% khách hàng tại Anh đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo. Trong khi đó, 3% số người được phỏng vấn nói rằng họ từng bị ăn trộm thông tin cá nhân.

Microsoft khuyến cáo người dùng đã cài đặt mã PIN cho điện thoại di động và chọn mật khẩu có độ mạnh cao cho các tài khoản trực tuyến.

Theo ITC News/ BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh hoạt giao lưu với các nhà văn, nhà báo trong chương trình Hương Sách. Ảnh: NVCC

Giúp trò đọc và trưởng thành cùng sách

GD&TĐ - Câu lạc bộ sách Gió Đông do cô Đoàn Xuân Nhung thành lập, đã mang lại hiệu quả thiết thực, trong việc thu hút học sinh đọc và trưởng thành cùng sách.
Ba Lan dự kiến cắt giảm 20% nội dung chương trình phổ thông.

Ba Lan cắt giảm 20% nội dung sách giáo khoa

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Ba Lan vừa công bố dự thảo chương trình giảng dạy mới cho học sinh phổ thông, trong đó cắt giảm khoảng 20% nội dung ở hầu hết các môn học.