Cần sớm đưa quy định giáo dục bắt buộc vào đời sống

GD&TĐ - Cần sớm đưa quy định giáo dục bắt buộc đi vào đời sống là một trong những mục tiêu tại Hội thảo Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.

Hội thảo khoa học Quốc gia "Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học". (Ảnh: Hoàng Hải).
Hội thảo khoa học Quốc gia "Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học". (Ảnh: Hoàng Hải).

Ngày 26/5, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ GD&ĐT - Cơ quan thường trực của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia "Giải pháp thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”.

Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - Trưởng Tiểu ban Giáo dục phổ thông; PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - Uỷ viên Thường trực các Tiểu ban chuyên môn; TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Uỷ viên Tiểu ban Giáo dục phổ thông, cùng các thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; đại diện lãnh đạo của một số Bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT; đại diện các viện nghiên cứu, các chuyên gia.

Hội thảo gồm đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cùng các lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các trường/viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước tham gia.Hội thảo gồm đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cùng các lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các trường/viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước tham gia.

Hội thảo gồm đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cùng các lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các trường/viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước tham gia.

Làm rõ các vấn đề về giáo dục bắt buộc

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, TS. Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, để sớm đưa quy định giáo dục bắt buộc đi vào đời sống, Bộ GD&ĐT, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo để cùng trao đổi, làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức, để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

TS. Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

TS. Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

“Tôi mong rằng, tham dự hội thảo, các đồng chí, các thầy cô cùng trao đổi, thảo luận thẳng thắn, làm rõ các vấn đề về giáo dục bắt buộc, trong đó đặc biệt quan tâm đề ra những chính sách đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trên thực tiễn và phù hợp với bối cảnh hiện nay, đồng thời thể hiện xu hướng phát triển theo từng giai đoạn tiếp theo; giúp Bộ GD&ĐT đảm bảo cơ sở vững chắc để đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành các cơ chế chính sách thực hiện được giáo dục bắt buộc”, Thứ trưởng Độ nhấn mạnh.

Trên cơ sở sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các chính sách GD&ĐT đã dần phủ khắp các đối tượng người học và các điều kiện đã dần được đảm bảo, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục 2019, trong đó quy định “giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” với ý nghĩa nhân văn lớn lao và kỳ vọng nâng nền học vấn nước nhà lên một tầm cao mới, tiệm cận với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

GS.TS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực trình bày tại hội thảo tham luận: "Cơ sở lý luận về giáo dục bắt buộc và kinh nghiệm chính sách quốc tế".
GS.TS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực trình bày tại hội thảo tham luận: "Cơ sở lý luận về giáo dục bắt buộc và kinh nghiệm chính sách quốc tế".

Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đã nhấn mạnh rằng, cần phải phân biệt được “giáo dục bắt buộc” và “phổ cập giáo dục”. Theo đó, phổ cập giáo dục được hiểu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục tại các cấp học để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Giáo dục bắt buộc là quá trình thực hiện giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, chúng tôi cam kết tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, tiếp tục đầu tư vào việc tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp giảng dạy, huy động sự phối hợp, gắn bó chặt chẽ của phụ huynh học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, từ đó đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước hiện nay”.

Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phát biểu tại hội nghị.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phát biểu tại hội nghị.

Giáo dục bắt buộc giúp trẻ em học tập và phát triển toàn diện

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách cho trẻ em và chuẩn bị cho xã hội một lực lượng lao động có đạo đức, tri thức và kỹ năng để đáp ứng những yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Để trẻ em được hưởng đầy đủ “quyền được giáo dục, được học tập” thì giáo dục phải được quan tâm, đầu tư và phải được ghi nhận là trách nhiệm của toàn bộ xã hội, trong đó, vai trò của ngành giáo dục có tính quyết định và hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của Nhà nước thông qua các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật. Nói cách khác, giáo dục phải được đặt để ở một vị trí quan trọng và là quốc sách được ưu tiên một cách tối đa.

TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT trình bày tham luận: "Cơ sở pháp lý, thực trạng và các điều kiện đảm bảo thực hiện Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học".
TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT trình bày tham luận: "Cơ sở pháp lý, thực trạng và các điều kiện đảm bảo thực hiện Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học".

Giáo dục bắt buộc là một trong những phương thức giúp cho trẻ em được học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Chính vì thế, việc nghiên cứu để đề xuất một khung chính sách về giáo dục bắt buộc là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế tri thức mà giáo dục bắt buộc góp phần cung cấp một nền tảng tri thức ban đầu vô cùng quan trọng cho mỗi trẻ. Giáo dục bắt buộc được thực hiện tốt sẽ là tiền đề vững chắc cho việc đạt được các mục tiêu giáo dục quốc gia nói chung và định hình nhân cách, cung cấp kiến thức cơ bản của mỗi trẻ em nói riêng.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, Ủy viên hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa ra ý kiến, trao đổi về các giải pháp thực hiện giáo dục bắt buộc với giáo dục tiểu học.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, Ủy viên hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa ra ý kiến, trao đổi về các giải pháp thực hiện giáo dục bắt buộc với giáo dục tiểu học.

Hội thảo là nơi để các uỷ viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, các uỷ viên các Tiểu ban chuyên môn thuộc Hội đồng, các uỷ viên của Ủy ban ban về giáo dục và phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và cùng với lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các đại học, các trường/học viện, các chuyên gia cùng trao đổi, chia sẻ nhằm mục đích tham vấn ý kiến đánh giá thực trạng điều kiện đảm bảo, chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm triển khai giáo dục bắt buộc của các nước trên thế giới, trong khu vực, đặc biệt quan tâm đến các quốc gia tương đồng về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội với Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư ngành giáo dục học, Ủy viên hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực trao đổi về giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư ngành giáo dục học, Ủy viên hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực trao đổi về giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.

Ngoài ra, hội thảo cũng là nơi giúp kiến nghị tới lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực và lãnh đạo Bộ GD&ĐT cùng các Bộ có liên quan đề xuất chính sách và mô hình tổ chức thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ