Cân nhắc những loại hình du học phù hợp

GD&TĐ - Lựa chọn đi du học có thể mang đến sự thích thú, trải nghiệm và cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có những chuẩn bị thật kỹ càng.

Lựa chọn đi du học có thể mang đến sự thích thú, trải nghiệm và cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời.
Lựa chọn đi du học có thể mang đến sự thích thú, trải nghiệm và cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời.

Việc lựa chọn đi du học có thể mang đến sự thích thú, trải nghiệm và vô vàn cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho bạn. Nhưng đương nhiên điều đó không dễ dàng như việc đăng ký tín chỉ ở trường hay đặt mua vé máy bay. Sau đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về việc đi du học.

1. Tại sao phải đi du học?

Việc đi du học hay ở quê nhà sẽ phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm tính cách, mục tiêu cuộc sống và nghề nghiệp cũng như tình hình tài chính của bạn. Nhưng việc du học có rất nhiều lợi ích cho sinh viên khi tận dụng tối đa nền giáo dục ở nước ngoài.

Trước hết, bằng cấp từ một trường được quốc tế công nhận mang một giá trị và chất lượng nhất định. Nó sẽ mở ra cơ hội làm việc trên toàn cầu. Bởi đó là điều mà các nhà tuyển dụng trong các công ty đa quốc gia tìm kiếm. Ngay cả khi bạn chọn trở về nước để làm việc, bằng cấp từ một trường đại học quốc tế sẽ là một dấu ấn tuyệt vời trong hồ sơ của bạn.

Ngoài sự nghiệp, sinh viên quốc tế có cơ hội trực tiếp trải nghiệm các nền văn hóa và lối sống khác nhau khi họ gặp gỡ và học hỏi sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Họ sẽ tạo ra những kỷ niệm và một mạng lưới toàn cầu gồm những công dân toàn cầu.

Tất cả những điều này nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng chúng cũng có nghĩa là sự cạnh tranh rất gay gắt. Hàng năm có hàng nghìn du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đến du học tại các quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến như Úc, Mỹ hay Canada.

2. Loại hình du học phù hợp

Trường quốc tế trong nước

Học sinh có thể tham gia một chương trình giáo dục ở nước ngoài tại đất nước của họ. Họ sẽ nhận được một tấm bằng tương đương với tấm bằng được cấp từ địa điểm nước ngoài của trường đó.

Chương trình trao đổi

Học sinh sẽ học tại nước sở tại từ 1 đến 3 năm (tùy theo chương trình) và hoàn thành phần còn lại của chương trình tại trường nước ngoài. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian chuẩn bị. Đồng thời bạn sẽ nhận được bằng cấp trực tiếp từ trường đại học ở nước ngoài.

Du học

Học sinh cũng có thể học toàn bộ chương trình sau trung học tại một trường đại học ở nước ngoài. Để tham gia, du học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường như chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL iBT), SAT, GMAT, GRE, học bạ cấp 3, thư giới thiệu,… Họ có thể cũng sẽ phải trải qua ít nhất một vòng phỏng vấn với trường đại học mà họ yêu thích.

3. Cân nhắc khi chọn nơi học

Học lực

Mỗi trường sẽ có những yêu cầu về học lực và tiếng Anh riêng. Điều này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn. Tuy nhiên, để nộp hồ sơ vào các trường đại học danh tiếng, bạn cần đảm bảo kết quả học tập đạt từ “khá” trở lên (7.0/10) hoặc tương đương (2.8/4).

Thông thường, yêu cầu tiếng Anh ở bậc đại học thường là 6.0 trở lên đối với IELTS hoặc 68 trở lên đối với TOEFL. Ngoài ra, các chuyên ngành kinh tế hay quản trị kinh doanh thường có yêu cầu tiếng Anh cao hơn các chuyên ngành khác, một số trường có yêu cầu chấm điểm riêng cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bài thi IELTS/TOEFL.

Lý do du học của bạn

Biết bạn muốn gì khi đi du học sẽ giúp bạn đưa ra nhiều quyết định. Nếu bạn muốn mở rộng kiến thức của mình và có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn khi trở về nước thì cần tập trung vào việc học và đạt kết quả tốt. Yếu tố văn hóa và lối sống của việc du học trong trường hợp này sẽ không quá cần thiết.

Nhưng nếu bạn muốn đi du học để xây dựng nền tảng định cư hoặc phát triển sự nghiệp tại quốc gia đó hoặc quốc gia khác thì bạn cần phải trau dồi và thử thách bản thân nhiều hơn nữa. Điều này vượt ra ngoài ngôn ngữ, và bao gồm cả việc làm việc để thích nghi về lối sống, văn hóa và lối suy nghĩ địa phương.

Nhiều du học sinh Việt Nam chọn ở trọ gần Hội sinh viên Việt Nam để tiện liên lạc. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giao lưu và tiếp thu văn hóa với du học sinh khác sẽ ít đi. Để khắc phục điều này, bạn có thể hỏi xem trường đại học của bạn có ký túc xá quốc tế hay không. Điều này sẽ cung cấp các dịch vụ và phương tiện hỗ trợ tốt để bạn có thể hòa nhập nhanh hơn.

Khả năng tài chính

Du học không hề rẻ. Bạn sẽ phải trả phí xin thị thực sinh viên, học phí, chi phí sinh hoạt và hơn thế nữa.

Ở một số quốc gia, bạn sẽ phải chứng minh tài chính của mình để đủ điều kiện xin thị thực du học. Điều này cũng giúp nhà trường đánh giá rằng bạn sẽ đủ đảm bảo về mặt tài chính để tập trung vào việc học một cách tốt nhất.

Các giấy tờ chứng minh tài chính thông thường là sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Lệ phí xin visa du học thường bao gồm phí chuẩn bị hồ sơ cấp visa du học và phí chứng minh tài chính (nếu có).

Nhiều trường có cơ sở tại nhiều địa điểm ở các quốc gia khác nhau nên học phí và chi phí sinh hoạt sẽ khác nhau. Bạn cần tính toán học phí tại cơ sở chính xác mà bạn muốn theo học, cũng như chi phí sinh hoạt ở đó, bao gồm các yếu tố cần thiết khác như y tế, giao thông, giải trí,...

Theo HSBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ