Cân nhắc nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

GD&TĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị các cơ quan soạn thảo cân nhắc nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thỏa thuận

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, 8h00 sáng 11/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Đại biểu Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa quan tâm quy định về công nhận và sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài. Đại biểu cho rằng quy định như dự thảo Luật có thể dẫn đến cách hiểu tất cả các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài sẽ phải trải qua thủ tục kiểm tra về mặt pháp lý. Tuy nhiên cần cân nhắc cho phép các bên được tự thỏa thuận về việc sử dụng các loại chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử.

Bởi tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên giao dịch thương mại có đặc điểm là tôn trọng tối đa quyền tự do lựa chọn của các bên. Pháp luật chỉ can thiệp khi trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.

Do vậy, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị các cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thỏa thuận về việc sử dụng chứng ký điện tử nước ngoài hoặc chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài.

Trong trường hợp đó chữ ký điện tử nước ngoài vẫn có giá trị xác nhận giao dịch giữa các bên. Việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài trong các hợp đồng thương mại cho mục đích giao dịch với các cơ quan nhà nước vẫn phải thực hiện theo quy định và công nhận chữ ký điện tử ở trên.

Về dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, Điều 31 dự thảo bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới là dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, đại biểu nhận thấy, quy định này có nguy cơ chồng chéo, trùng lặp với dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử quy định tại Nghị định số 52 sửa đổi Nghị định số 85 của Chính phủ.

Do vậy, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị các cơ quan soạn thảo cân nhắc nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Nghị định số 52 lên thành dịch vụ chứng thực dữ liệu điện tử. Đồng thời xác định rõ bộ chuyên ngành quản lý dịch vụ này để phù hợp với các nguyên tắc, việc ban hành điều kiện kinh doanh phải tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ cho nhà đầu tư.

Liên quan đến về giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp.

Các cơ quan này không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ. Quy định về các tiêu chuẩn cụ thể tối thiểu về chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký để người dân, cơ quan nhà nước có thể áp dụng ngay mà không cần chờ văn bản pháp luật chuyên ngành sửa đổi.

Ngoài ra, đại biểu cũng góp ý về dữ liệu mở, đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 44 theo hướng các dữ liệu được công khai theo quy định pháp luật được coi là nguồn dữ liệu mở, ngoại trừ các ngoại lệ.

Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người trung gian

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, việc Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số. Tán thành cao với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, tại phiên họp, đại biểu đóng góp ý kiến vào một số nội dung cụ thể để hoàn thiện Luật.

Về giá trị pháp lý của giao dịch, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, trong thực tế, có trường hợp, khi thực hiện song song cả giao dịch điện tử và giao dịch truyền thống, thì khi có vấn đề phát sinh, sẽ khó phân định loại giao dịch nào được công nhận, xử lý. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định rõ hơn, cụ thể hơn trường hợp này.

Về giá trị pháp lý của giao dịch, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, trong thực tế, có trường hợp, khi thực hiện song song cả giao dịch điện tử và giao dịch truyền thống, thì khi có vấn đề phát sinh, sẽ khó phân định loại giao dịch nào được công nhận, xử lý. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định rõ hơn, cụ thể hơn trường hợp này.

Về giá trị pháp lý của giao dịch, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, trong thực tế, có trường hợp, khi thực hiện song song cả giao dịch điện tử và giao dịch truyền thống, thì khi có vấn đề phát sinh, sẽ khó phân định loại giao dịch nào được công nhận, xử lý. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định rõ hơn, cụ thể hơn trường hợp này.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 11 quy định: Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản phải được chứng thực thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu được chứng thực bởi tổ chức, cá nhân khởi tạo thông điệp dữ liệu hoặc một tổ chức được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu. Đại biểu đề nghị cân nhắc quy định cụ thể trình tự thực hiện việc chứng thực đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật về việc chứng thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ