Cân đối cung – cầu nhận lực, Bao giờ?

Cân đối cung – cầu nhận lực, Bao giờ?

Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là một mục tiêu mà tất cả các cơ sở đào tạo nhân lực đang phải nỗ lực để đạt tới. Bài toán bất cập cung-cầu nhân lực cho đến thời điểm này có thể coi như vẫn chưa có lời giải thoả đáng. Việc tạo ra cầu nối giữa hai bên cung-cầu được coi là một giải pháp tương đối hữu hiệu.
Các bác sỹ quân y tương lai
Các bác sỹ quân y tương lai
Trong thực tế, phần đông sinh viên trước khi chọn ngành nghề học, đều thiếu thông tin, hoặc thông tin chưa đầy đủ về cơ sở đào tạo và về nghề nghiệp mà mình sẽ chọn; Trong quá trình học cũng chưa có định hướng nghề rõ ràng nên  động cơ học tập rèn luyện còn mờ nhạt, khi tốt nghiệp thì mất phương hướng, xin bất cứ việc gì đáp ứng được mục đích của mình, mà những mục đích đó nhiều khi xuất phát từ động cơ cá nhân. Hầu hết khi mới tốt nghiệp, các em đều mong muốn ở lại HN, TP HCM hoặc các thành phố lớn mà không muốn đi công tác các tỉnh xa. Chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn  của các em, song xét về mặt xã hội, về mặt GD, có vấn đề cần phải tìm hiểu. Trong khi đó, cơ sở sử dụng nhân lực - hiện nay có tình trạng: Rất thiếu nhân lực, cả trình độ thấp và trình độ cao, cả lao động phổ thông lẫn nhân sự cao cấp. Bản thân các cơ sở này cũng không biết tuyển dụng nhân lực đó ở đâu? Thứ hai, chi phí bỏ ra để tự tìm nhân sự cũng rất cao mà nhiều khi tìm được đúng ý mình cũng không phải dễ. Còn một bất cập nữa giữa bên cung và bên cầu nhân lực. Đòi hỏi của các cơ sở về chất lượng nhân lực cao, thậm chí còn đòi hỏi rất nhiều tiêu chí mà một cơ sở đào tạo không thể đáp ứng được. Có cơ sở đặt hàng số lượng lớn phiên dịch Tiếng Anh, sau khi tuyển được một thời gian họ mới nhận  ra rằng đội ngũ đó không sử dụng được.  Không phải vì chất lượng ĐT tiếng Anh kém mà vì những người được tuyển chỉ có tiếng Anh thuần túy, mà họ thì đòi hỏi tiếng Anh chuyên ngành... Thậm chí cả GV tiếng Anh, loại hình khi đào tạo, đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn song sau khi tuyển được về, họ cũng phải đào tạo bổ túc, cập nhật kỹ năng, công nghệ giảng dạy hiện đại mới sử dụng được. Tóm lại, nhu cầu tuyển dụng cao, chi phí “săn đầu người” lớn (mất cả thời gian, tiền bạc) mà vẫn không đạt yêu cầu. Cơ sở sử dụng nhân lực thì phàn nàn không biết các trường ĐH đào tạo cái gì, còn cơ sở ĐT thì cũng phàn nàn cơ sở sử dụng đòi hỏi quá cao.  Hiện nay, mới chỉ có một số rất ít các cơ sở ĐT có tìm hiểu thị trường  lao động, bổ sung thêm vào chương trình ĐT một số nội dung, đáp ứng yêu cầu của cơ sở sử dụng nhân lực. Về tình trạng bất cập giữa cung – cầu trong nguồn nhân lực, còn phải kể đến yếu kém trong dự báo nhu cầu nhân lực. Đây là một công việc khó, có rất nhiều yếu tố chi phối như tuổi nghề ngắn lại, sự di chuyển nghề, chuyển đổi nghề diễn ra với tốc độ nhanh hơn, khoa học công nghệ phát triển nhanh, diễn biến bất thường của kinh tế toàn cầu... Công việc dự báo nhu cầu nhân lực đã khó khăn mà ở Việt Nam hầu như chưa có cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực, Vì vậy, cung – cầu nhân lực càng xa nhau, mạnh ai nấy làm. Giải quyết được các tồn tại trong thực trạng cung-cầu nhân lực hiện nay như đã nêu trên là việc cần làm. Triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội,  Bộ GD-ĐT đã thành lập hai Trung tâm là: Trung tâm dự báo nguồn nhân lực quốc gia và Trung tâm hỗ trợ đào tạo cung ứng nhân lực tại các địa phương. Tuy nhiên, để các trung tâm này có “sản phẩm” chắc cũng cần một thời gian khá dài. Trong giai đoạn quá độ, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp bắt tay vào việc thực hiện trách nhiệm của mình với cơ sở đào tạo nhân lực bằng việc hỗ trợ kinh phí, hợp đồng đào tạo nhân lực với các trường đào tạo. Tại các trường ĐH, CĐ cũng đã có những trung tâm tư vấn hướng nghiệp và tuyển dụng lao động, song hoạt động cũng còn manh nha, thụ động, Có trường có “sáng kiến” để cho các đơn vị tuyển dụng dán quảng cáo tuyển dụng tại trường mình, rồi thu phí của các đơn vị này (!) Việc tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên cần phải được tiến hành sớm hơn, ngay từ khi các em kết thúc THCS là đã có định hướng nghề nghiệp rồi. Công việc này xem ra còn bị bỏ ngỏ, cả nhà trường và gia đình đều không thấy hết tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên, mất cân đối cung-cầu nhân lực xem ra vẫn chưa có lối ra nào khả dĩ. Có hai cách: Một là bản thân người lao động tương lai cần phải tạo cho mình một khả năng thích ứng và di chuyển nghề cao, để có thể “học một nghề, biết nhiều nghề”.  Hai là, nên chăng có một “cầu nối” giữa bên “cung” và bên “cầu”. TS Ngô Thị Thu Dung, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu và phát triển GD cộng đồng (CCE) thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN cho rằng, bây giờ mới nghĩ đến giải quyết bài toán liên hoàn, đồng bộ giữa cung - cầu nhân lực là quá muộn. Tuy nhiên, muộn còn hơn không. Đó cũng là một trong những mục tiêu mà CCE hướng tới. Chúng tôi tham vấn hướng nghiệp cho đối tượng HS lớp 9, cha mẹ HS và tư vấn chuyển đổi hướng lựa chọn, thay vì học tiếp lên THPT sang hướng đào tạo nghề và hoàn thiện học vấn phổ thông đối với những em do nhiều nguyên nhân không có cơ hội học tiếp lên THPT. Để tạo niềm tin cho đối tượng tham vấn, chúng tôi đã hợp đồng với một số cơ sở sử dụng nhân lực nhằm đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng và đặt hàng cơ sở đào tạo nghề theo yêu cầu của cơ sở tuyển dụng. Ngoài ra là tư vấn tuyển sinh (miễn phí), tư vấn lựa chọn cơ sở đào tạo trên cơ sở các thông số của HS và gia đình HS, cung cấp một số thông tin về ngành nghề, cơ sở đào tạo, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các thông tin này, chúng tôi có được qua nhiều nguồn: mua hoặc cập nhật của các tổ chức, cơ quan nhà nước, mua của các cơ sở kinh doanh dịch vụ về lĩnh vực này, qua đơn đặt hàng dài hạn của các cơ sở tuyển dụng, và qua cả kênh điều tra nhu cầu tuyển dụng của một số ngành nghề... Tại các cơ sở đào tạo, chúng tôi cũng tổ chức hoặc liên kết, hoặc đặt hàng các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các chuyên gia (là những nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu về một lĩnh vực hoạt động chuyên môn,  chuyên gia tư vấn hoặc những người đã thành đạt trong nghề nghiệp) tiến hành GD định hướng, thích ứng nghề cho sinh viên; tuyển dụng (sinh viên tốt nghiệp) và tạo nguồn tuyển dụng (từ năm  thứ hai, ba) cho các cơ sở sử dụng nhân lực. Ngoài ra, để tạo nguồn, chúng tôi dự kiến sẽ có kế hoạch để các em có được những chứng chỉ, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, để khi tốt nghiệp, sinh viên  có đủ các điều kiện  cho tuyển dụng. Hoạt động của CCE mới diễn ra được một năm, chưa thể nói được nhiều về hiệu quả “cầu nối” của nó. Tuy nhiên, những mục tiêu mà CCE hướng tới là đáng khích lệ, trong đó có mục tiêu góp phần làm giảm mất cân đối cung-cầu nhân lực. Rất cần có nhiều trung tâm như vậy, kết nối hoạt động trong một hệ thống để cùng nhau giải quyết một vấn đề xã hội đang nóng hiện nay.
Bảo Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.