Cần dạy trẻ tính tiết kiệm, không nên lãng phí

Với điều kiện kinh tế của gia đình, tuy không dư giả nhưng vẫn đủ khả năng để lo cho con học tập. Tuy nhiên, tôi cũng có chút lo lắng cho con vì chưa có tính tiết kiệm, đua đòi theo bạn bè làm cho con thiếu suy nghĩ đúng đắn, lãng phí trong cuộc sống sau này.

Cần dạy trẻ tính tiết kiệm, không nên lãng phí

Năm học mới lại sắp bắt đầu. Để chuẩn bị cho con đến trường, như mọi năm, vợ tôi dẫn con đi mua sắm quần áo, sách vở để chuẩn bị cho năm học mới.

Thấy vợ sắm nhiều đồ quá, tôi sợ lãng phí nên kiểm tra lại quần áo cũ của con thì nhiều thứ vẫn còn mới và dùng được. Khi hỏi, thì vợ bảo là con không thích, vì quần áo đã cũ muốn mua mới cho đẹp. Sách giáo khoa cũng thế, tôi có đứa cháu con bà chị học trên lớp con tôi một lớp, tôi đã mượn lại cho cháu học nhưng cháu vẫn không thích cứ phải mua sách mới mới chịu, vì cháu sợ các bạn trong lớp chê cười.

Quả thật, với điều kiện kinh tế của gia đình, tuy không dư giả nhưng vẫn đủ khả năng để lo cho cháu học tập. Khi cháu muốn tất cả quần áo, đồ dùng học tập cho năm mới đều phải mới thì vợ chồng tôi cũng chiều vì thấy ý kiến của cháu cũng phù hợp, muốn bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, tôi cũng có chút lo lắng cho con vì chưa có tính tiết kiệm, đua đòi theo bạn bè làm cho cháu thiếu suy nghĩ đúng đắn, lãng phí trong cuộc sống sau này.

Tôi còn nhớ khi xưa, thời học tiểu học rồi đến trung học, do điều kiện gia đình khó khăn, cho nên một bộ quần áo đi học phải mặc từ 2 đến 3 năm. Khi nghỉ hè thì xếp lại gọn gàng và cất vào tủ để năm học mới mặc tiếp. Còn sách giáo khoa thì mượn của các anh chị lớp trên, học xong năm học thì trả lại để các anh chị tiếp tục cho các em lớp dưới mượn. Cứ vậy, cho đến khi cuốn sách giáo khoa rách tả tơi, không còn nhìn thấy mặt chữ thì mới không sử dụng nữa. Còn đối với vở viết, nếu hết năm học mà còn thì tiếp tục đóng thành tập để sử dụng cho năm sau. Và thời đó, mặc dù khó khăn, thiếu thốn nhưng học sinh đều vui vẻ, phấn khởi và hăng say học tập và đa số đều trưởng thành, nhiều người thành đạt sau này.

Còn bây giờ mọi thứ đã khác xưa, học sinh có điều kiện học hành đầy đủ, được hỗ trợ các thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng hóa các loại sách giáo khoa, đồ dùng học tập; học thêm…; được cho mẹ đưa đón đi học. Do đó, sẽ nâng cao sự sáng tạo, năng động của học sinh, góp phần làm cho xã hội phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, các em sống trong môi trường học tập đầy đủ, thì cũng nên giáo dục cho các em có lối sống tiết kiệm, trân trọng từng cái áo, quyển vở, cây bút… không nên lãng phí chỉ vì sợ các bạn chê cười.

Và với trường hợp của con tôi, thì cháu đang thiếu tính tiết kiệm, lãng phí cần phải có kế hoạch dạy bảo, uốn nắn để cháu trưởng thành hơn. Phải dạy cho cháu có lúc phải biết nhìn lên và cũng có lúc phải biết nhìn xuống. Bởi vì, vẫn còn nhiều em nhỏ ở vùng cao, vùng xa đang thiếu thốn mọi thứ những vẫn cố gắng đến trường, cũng còn nhiều em cơ nhỡ, lang thang đường phố, phải mưu sinh hằng ngày chẳng biết học hành là gì…

Để dạy con tính tiết kiệm, trước mắt, tôi và con tôi soạn ra những bộ quần áo, đồ dùng học tập vẫn còn nguyên vẹn nhưng con không sử dụng, gói lại cẩn thận và hướng dẫn con gửi tặng học sinh vùng khó để tiếp sức cho các bạn đến trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.