Căn cứ quân sự của Anh trên Biển Đông: Kế hoạch khả thi

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Anh tiết lộ chính phủ nước này đang xem xét các căn cứ quân sự mới ở châu Á. Những người quan sát đặt câu hỏi: Liệu London có tiền, hay tầm nhìn chiến lược, để thực hiện kế hoạch này chăng?  

Tàu khu trục HMS Argyll của Anh (giữa) tham gia tập trận Bersama Lima 2018 vào tháng 10/2018 cùng các tàu của hải quân Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand
Tàu khu trục HMS Argyll của Anh (giữa) tham gia tập trận Bersama Lima 2018 vào tháng 10/2018 cùng các tàu của hải quân Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand

Không phải “trò chơi bên lề”

Một cuộc kiểm tra các sáng kiến quốc phòng gần đây của Anh cho thấy, kế hoạch của chính phủ không phải là một “trò chơi bên lề” - một căn cứ ở châu Á sẽ là một sự mở rộng hợp lý của các động thái được thực hiện trong vài năm qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson đã ấp ủ những ý tưởng cho quân đội Anh thời hậu Brexit: “Đây là thời điểm quan trọng nhất của chúng tôi với tư cách là một quốc gia, kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai”, ông nói. “Đây là thời điểm của chúng tôi để thực sự trở thành một người chơi toàn cầu một lần nữa. Tôi nghĩ rằng các lực lượng vũ trang đóng vai trò thực sự quan trọng để thực hiện điều đó”. Ngoài việc ông Williamson tiết lộ ý tưởng về các căn cứ mới của Anh có thể ở “Viễn Đông”, các nguồn tin quốc phòng đặc biệt cũng đề cập đến Singapore và Brunei, cả hai đều ở khu vực Biển Đông.

Tháng 6/2018, ông Williamson phát biểu tại hội nghị an ninh đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng Anh sẽ thể hiện sự đoàn kết với “hệ thống dựa trên luật lệ” ở vùng biển châu Á, bằng cách gửi tàu chiến của họ tới đó, chủ yếu là để đối phó với Triều Tiên. “Chúng tôi phải làm rõ rằng các quốc gia cần phải chơi theo luật”, ông Williamson nhấn mạnh. Nhưng một tuần sau hội nghị thượng đỉnh giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong Un, tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đã tạm lắng.

Khi tàu tấn công đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh xuất hiện ở Biển Đông hai tháng sau đó và di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đã gọi đây là “hành động khiêu khích”.

Ăn ý với Washington

Kiểu hoạt động của tàu chiến như thế là một đặc điểm khá thường xuyên của chính sách Hải quân của Mỹ ở Biển Đông. Washington cũng khuyến khích các đồng minh tham gia và giảm bớt gánh nặng cho Mỹ. Vì vậy, một căn cứ mới hoặc là căn cứ mở rộng của Anh tại Singapore - nơi Mỹ cũng có các cơ sở quân sự - chắc chắn sẽ được Washington, đồng minh quân sự số 1 của Anh đón nhận.

“Đó là một bước bổ sung cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Washington và Washington sẽ hài lòng”, Ni

Lexiong, chuyên gia Hải quân tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, cho biết.

Năm 1971, Vương quốc Anh năm 1971 đã ký kết Thỏa thuận “5 lực lượng phòng thủ”, một hiệp ước bao gồm Singapore, Australia, New Zealand và Malaysia. Các thỏa thuận được thực hiện khi Anh rút lực lượng khỏi châu Á vào những năm 1970, là hiệp ước quốc phòng lâu dài nhất ở Đông Nam Á. Tháng 10/2018, theo kế hoạch, nhóm năm quốc gia này đã tổ chức ba tuần tập trận với các hoạt động ở Biển Đông.

Giá trị kinh tế

Mặc dù tầm quan trọng chiến lược của một căn cứ Singapore khá rõ ràng, nó cũng có thể có ý nghĩa kinh tế đối với Anh. Theo báo cáo từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Anh là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ sáu thế giới từ 2013 đến 2017. Đây cũng là nhà xuất khẩu quân sự lớn thứ hai thế giới từ 2008 đến 2017. Căn cứ quân sự ở châu Á có thể là một “phòng trưng bày” quân sự để dẫn tới các thỏa thuận vũ khí lớn - cú hích lớn cho nền kinh tế Anh thời hậu Brexit.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, trong năm 2017, Anh công bố doanh thu quân sự ở nước ngoài là 11,3 tỷ USD. Con số này chỉ chiếm 2,6% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Vương quốc Anh, nhưng các mặt hàng có giá trị lớn này lại mang đến những việc làm được trả lương cao.

Ngoài ra, lịch sử kinh doanh 10 năm qua của Anh cho thấy hàng hóa quân sự chủ yếu đến từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu, với các khoản mua lớn từ

Ả-rập Xê-út, Kuwait, Oman, Ấn Độ, Brazil và Mỹ. Tháng 6/2018, Australia cũng vừa ký thỏa thuận trị giá 26 tỷ USD mua 9 tàu khu trục chiến tranh chống tàu ngầm do Anh thiết kế. Thời báo Tài chính lưu ý rằng việc này, được gọi là “hợp đồng phòng thủ hải quân lớn nhất thế giới trong một thập kỷ”, có thể giúp giảm chi phí cho hạm đội tàu khu trục của Anh và lôi kéo những người mua nước ngoài khác. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ