Cận cảnh ở nhờ, dạy tạm của trường dân tộc nội trú tại Nghệ An

GD&TĐ - Suốt 10 năm kể từ ngày thành lập, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Con Cuông (Nghệ An) vẫn trong tình cảnh thầy dạy nhờ, trò ở tạm.

Mỗi phòng ở nội trú của học sinh Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Con cuông, Nghệ An có tới hơn 40 em. Ảnh: Hồ Lài.
Mỗi phòng ở nội trú của học sinh Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Con cuông, Nghệ An có tới hơn 40 em. Ảnh: Hồ Lài.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Con Cuông (Nghệ An) được thành lập năm 2013, dành cho những học sinh dân tộc thiểu số nổi trội trên địa bàn huyện. Thời điểm thành lập, do chưa có cơ sở vật chất mới, nên trường mượn cơ sở cũ của Trường THCS Bồng Khê (thôn Thanh Nam, xã Bồng Khê) do trường này sáp nhập với Trường THCS thị trấn Con Cuông.

Đến tháng 8/2018, trận lũ chồng lũ khiến trường học nằm bên bờ sông Lam ngập nặng buộc phải sơ tán khẩn cấp. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên nhà trường, huyện Con Cuông quyết định gấp rút chuyển trường dân tộc nội trú về 2 địa điểm. Theo đó, hoạt động dạy học được mượn tạm của Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An, gồm dãy nhà 2 tầng, gồm 12 phòng học. Còn ký túc xá cho học sinh thì mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. Từ đó đến nay, trường vẫn tiếp tục cảnh dạy học nhờ, ở tạm mà vẫn chưa được xây dựng cơ sở vật chất mới.

Được thành lập từ năm 2013, nhưng đến nay sau 10 năm, Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Con Cuông vẫn chưa được xây dựng cơ sở vật chất. Hiện trường đang được cho mượn 12 phòng của Trường Trung cấp nghề DTNT trên địa bàn để dạy học.

Được thành lập từ năm 2013, nhưng đến nay sau 10 năm, Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Con Cuông vẫn chưa được xây dựng cơ sở vật chất. Hiện trường đang được cho mượn 12 phòng của Trường Trung cấp nghề DTNT trên địa bàn để dạy học.

Ngoài 12 phòng học, nhà trường không có phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Gian phòng chưa đầy 15m2 này là nơi làm việc của 4 người gồm 3 thầy cô trong Ban giám hiệu và kế toán.

Ngoài 12 phòng học, nhà trường không có phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Gian phòng chưa đầy 15m2 này là nơi làm việc của 4 người gồm 3 thầy cô trong Ban giám hiệu và kế toán.

Khoảng trống ở gầm cầu thang được tận dụng làm phòng hỗn hợp gồm: phòng y tế, thiết bị và Đoàn đội.

Khoảng trống ở gầm cầu thang được tận dụng làm phòng hỗn hợp gồm: phòng y tế, thiết bị và Đoàn đội.

Trong gian phòng hỗn hợp dưới chân cầu thang, mọi khoảng trống đều được tận dụng. Năm học này, trường mới dọn dẹp lại thiết bị để đưa vào chiếc giường y tế. Khi không có học sinh cần sơ cứu, nơi đây còn thành phòng chờ của giáo viên.

Trong gian phòng hỗn hợp dưới chân cầu thang, mọi khoảng trống đều được tận dụng. Năm học này, trường mới dọn dẹp lại thiết bị để đưa vào chiếc giường y tế. Khi không có học sinh cần sơ cứu, nơi đây còn thành phòng chờ của giáo viên.

Cô Phạm Thị Hương Giang – giáo viên môn Hóa học cho biết, nhà trường không dám mua đủ hóa chất, đồ thí nghiệm do không có nơi bảo quản an toàn. Tại phòng hỗn hợp này giáo viên chỉ dám để một số hóa chất khô nhưng phần lớn cũng đã hết.

Cô Phạm Thị Hương Giang – giáo viên môn Hóa học cho biết, nhà trường không dám mua đủ hóa chất, đồ thí nghiệm do không có nơi bảo quản an toàn. Tại phòng hỗn hợp này giáo viên chỉ dám để một số hóa chất khô nhưng phần lớn cũng đã hết.

Khu nhà ở nội trú của học sinh được mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông, nhưng cơ sở vật chất tại đây cũng đã cũ kỹ, xuống cấp. Tường dãy phòng ở của học sinh nam bị rụng vôi vữa thành từng mảng loang lổ.

Khu nhà ở nội trú của học sinh được mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông, nhưng cơ sở vật chất tại đây cũng đã cũ kỹ, xuống cấp. Tường dãy phòng ở của học sinh nam bị rụng vôi vữa thành từng mảng loang lổ.

Năm học 2023-2024 này, trường có 385 học sinh nhưng chỉ có 10 phòng ở nội trú, nên phòng nào cũng chứa trên dưới 40 em. Giường tầng trong phòng kê san sát chỉ từ khoảng nhỏ ở giữa làm lối đi.

Năm học 2023-2024 này, trường có 385 học sinh nhưng chỉ có 10 phòng ở nội trú, nên phòng nào cũng chứa trên dưới 40 em. Giường tầng trong phòng kê san sát chỉ từ khoảng nhỏ ở giữa làm lối đi.

Không gian chật hẹp, thiếu khoảng trống cho việc sinh hoạt của học trò nội trú. Các em tận dụng ô cửa thông gió để đặt sách vở.

Không gian chật hẹp, thiếu khoảng trống cho việc sinh hoạt của học trò nội trú. Các em tận dụng ô cửa thông gió để đặt sách vở.

Dãy nhà ở làm bằng tôn gồm 5 phòng được dựng mới năm 2018, ưu tiên cho học sinh nữ. Chỗ ở nội trú không đảm bảo nên nhiều năm nay trường không dám tuyển đủ chỉ tiêu. Năm học này trường được giao 105 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển 96 em.

Dãy nhà ở làm bằng tôn gồm 5 phòng được dựng mới năm 2018, ưu tiên cho học sinh nữ. Chỗ ở nội trú không đảm bảo nên nhiều năm nay trường không dám tuyển đủ chỉ tiêu. Năm học này trường được giao 105 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển 96 em.

Bếp ăn nội trú cũng mượn khoảng không gian của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông để dựng tạm.

Bếp ăn nội trú cũng mượn khoảng không gian của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông để dựng tạm.

Khu nhà ăn học sinh nội trú được tận dụng từ khoảng trống trước dãy phòng học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông. Sau giờ ăn, đây cũng là nơi học bài buổi tối của học sinh do phòng ở không đủ điều kiện diện tích, ánh sáng.

Khu nhà ăn học sinh nội trú được tận dụng từ khoảng trống trước dãy phòng học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông. Sau giờ ăn, đây cũng là nơi học bài buổi tối của học sinh do phòng ở không đủ điều kiện diện tích, ánh sáng.

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú, Nghệ An đã phát triển từ 1 lên 8 trường dân tộc nội trú. Đến nay, các trường đều có cơ sở vật chất riêng, cơ bản hoàn thiện, đầy đủ ngoại trừ Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Con Cuông.

Năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Con Cuông. Dự án gồm các hạng mục, như dãy nhà học, nhà ở nội trú, nhà ăn, nhà thi đấu, nhà hiệu bộ… với tổng mức đầu tư là 45 tỷ đồng. Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án huyện Con Cuông thực hiện, với thời gian là 3 năm kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa thi công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.