Cận cảnh chiếc bát 1.000 năm trị giá hơn 800 tỷ đồng

Cận cảnh chiếc bát 1.000 năm trị giá hơn 800 tỷ đồng

Những chiếc chảo làm bếp cũ, những chiếc thìa cà phê, những tách trà, những bộ huân chương, những chiếc cốc… không thể kiếm được ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành những mẫu vật cổ có giá trị, ít ra là với riêng chủ nhân của nó.

Các chuyên gia cho rằng mối quan tâm và mức giá chính là minh chứng cho thấy sức sống của thị trường nghệ thuật châu Á. Thị trường này đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong vòng thập kỷ qua.

Các vật dụng tiền triều cổ đại luôn là "con mồi" béo bở trong mắt các thương gia bởi giá trị không thể đong đếm.

Những bức hoành phi, câu đối, văn bản viết tay của vua chúa phương Đông đều được định giá cả triệu USD thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.

Chiếc bát sứ cung điện trông rất giản dị này có tuổi đời gần 1.000 năm không ngoại lệ.

Vẻ đẹp giản dị "ra tiền" của chiếc bán men gốm xanh đời Tống.
Vẻ đẹp giản dị "ra tiền" của chiếc bán men gốm xanh đời Tống.

Chiếc bát được làm từ gốm xanh quý hiếm có đường kính 13 cm, niên đại từ thời Nam Tống (960-1127) khắc hoa văn chìm được xác định là một trong số các kỳ tích tinh xảo nhất trong gốm sứ Trung Quốc. Sự xuất hiện của chiếc bát này trên thị trường đã tạo ra sự sôi nổi vô cùng.

Ban đầu chiếc bát được bán với giá 26,7 triệu USD (tương đương 609 tỷ đồng), sau đó được chốt với giá 37,7 triệu USD (867 tỷ đồng). Tám người tham gia đấu giá đã cạnh tranh trong suốt 20 phút để mua được chiếc bát có hình hoa vô cùng quý giá này.

"Loại gốm này tên là "Ru" tên của một trong năm lò gốm lớn nhất dưới thời Tống, nó là bảo vật hiếm nhất ở Trung Quốc, và ước tính hiện nay chỉ còn 79 tác phẩm còn nguyên vẹn trên thế giới, chủ yếu là trong các bảo tàng.

Trước đó, một chiếc cốc uống rượu từ thời nhà Minh (1465 – 1487) được bán cho tỷ phú đầu tư Lưu Ích Khiêm, từng là một người lái taxi và hiện là một trong những người giàu nhất Trung Quốc với giá 36,05 triệu USD (tương đương 806 tỷ đồng).


Tỷ phú đầu tư Lưu Ích Khiêm đang dùng cốc quý để uống rượu.

Chỉ có dưới 20 chiếc ly như thế này còn được lưu giữ đến ngày nay, trong đó có 4 chiếc thuộc các bộ sưu tập cá nhân.

Trả lời phóng viên sau buổi đấu giá, Nicolas Chow, phó chủ tịch sàn đấu giá Sotheby's châu Á miêu tả chiếc ly này là chiếc "chén thánh" của nghệ thuật Trung Hoa.

Khoảng thời gian mà chiếc ly được chế tác cũng là lúc mà nghệ thuật gốm sứ đạt tới trình độ cao. Khi mua chiếc ly này, người mua nó đã mua cả sự ngưỡng mộ mà các bậc đế vương đã dành cho nó trong nhiều thế kỷ.

Chỉ có dưới 20 chiếc ly như thế này còn được lưu giữ đến ngày nay, trong đó có 4 chiếc thuộc các bộ sưu tập cá nhân. Chiếc ly được bán trong cuộc đấu giá đã trở thành chiếc ly hàng thật duy nhất có mặt ở Trung Quốc.

"Đây là một kiệt tác huyền thoại của lịch sử gốm sứ Trung Quốc. Chiếc ly này được bao quanh bởi thần thoại và hiện đã an toàn trong bộ sưu tập cá nhân của ông Lưu Ích Khiêm tại Thượng Hải", Nicolas Chow cho hay.

Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ