Cân bằng thời gian để ôn tập hiệu quả

GD&TĐ - Sau khi có đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, nhiều HS đã điều chỉnh kế hoạch học tập, gia cố kiến thức sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Một tiết ôn tập của cô trò Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh Ngô Chuyên.
Một tiết ôn tập của cô trò Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh Ngô Chuyên.

Bám sát đề thi tham khảo và hướng dẫn của thầy cô

Hơn ba tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, theo đó học sinh lớp 12 đang cố gắng hoàn thành chương trình, tập trung luyện đề và gia cố kiến thức.

Theo chia sẻ của nữ sinh Lê Nguyễn Quỳnh Mai, lớp 12 A1, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) cho hay: “Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã khảo sát năng lực chúng em để nắm bắt được nguyện vọng trường, ngành nghề chúng em dự định đăng ký. Qua đó, nhà trường cũng hướng dẫn chúng em căn cứ vào năng lực để xây dựng kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu mình đề ra”.

Được biết đến thời điểm này, Quỳnh Mai đã bước sang giai đoạn luyện đề. Nữ sinh chia sẻ: “Quá trình luyện đề giúp em rèn kỹ năng phản ứng nhanh với các câu hỏi khó, khắc phục những hạn chế trong việc phân bố thời gian làm bài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất em và các bạn mình gặp chính là áp lực tâm lý giai đoạn ôn thi nước rút”.

Quỳnh Mai chia sẻ thêm: “Càng gần thời gian thi, khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, nếu chúng em không biết cân bằng tâm lý sẽ bị phân tâm, mất tập trung và không làm được.

Ví dụ, trong khi luyện đề, với môn Tiếng Anh có nhiều từ mới em lần đầu tiên gặp. Nếu bản thân em không cân bằng thời gian để học ngữ pháp và từ mới thì lỗ hổng kiến thức rất lớn”.

Đặng Thị Mai chia sẻ: "Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi vô cùng quan trong đối với chúng em, bởi vậy thời điểm hiện tại chúng em đã tập trung mọi nguồn lực để học với mong muốn đạt được kết quả như kỳ vọng. Quá trình học chúng em cũng luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của thầy cô để có thể vượt qua những áp lực, không cảm thấy cô đơn. Bên cạnh đó, ở những phần kiến thức khó, quan trọng thầy cô đã giảng giải sẵn sàng hỗ trợ giảng lại cho chúng em”.

Mai cho biết thêm, hiện nay nhà trường không chỉ chú trọng đến ôn luyện mà còn động viên chúng em giữ sức khoẻ, ổn định tâm lý để học giai đoạn nước rút hiệu quả. Chúng em cũng chủ động luyện đề để biết được mình đang yếu ở đâu, cần gia cố kiến thức ở đâu để có thể đạt được kết quả mà bản thân mong muốn. Em mong rằng kỳ thi sắp tới đề thi sẽ không đánh đố, phân loại đúng năng lực học sinh để thí sinh nào cũng vào được nguyện vọng mà mình mong muốn.

Học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh Ngô Chuyên.

Học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh Ngô Chuyên.

Thời gian tự học quyết định lớn đến hiệu quả học tập

Cũng giống như nữ sinh Lê Nguyễn Quỳnh Mai, em Trịnh Minh Nguyệt, học sinh lớp 12 A8, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) ngoài chú trọng thời gian học ở trường, nữ sinh này đặc biệt lưu ý đến quá trình học ở nhà. Theo đó mỗi tối, Minh Nguyệt dành 3 đến 4 tiếng để ôn lại kiến thức học trên lớp cũng như luyện đề.

Minh Nguyệt chia sẻ: “Em dùng tổ hợp D0 để xét tuyển đại học, ngoài học ở lớp với thầy cô, thời gian tự học ở nhà. Theo đó, nếu phần nào không hiểu em thường trao đổi với bạn bè, thầy cô”.

Dùng tổ hợp D0 để xét tuyển, hiện tại, môn Toán là môn mà Nguyệt đạt điểm thấp nhất khi thi thử. Do đó, Minh Nguyệt cũng dành thời gian tìm tài liệu trên các website, bài giảng trực tuyến để tự học và nghiên cứu những chương mình chưa nắm chắc.

“Hiện tại kế hoạch học tập của em đang nằm trong lộ trình xây dựng đầu năm học vì vậy tâm lý em khá ổn định, không bị áp lực nhiều. Ngoài ra, để có một sức khoẻ tốt trong quá trình học, sau mỗi ngày học tập căng thẳng em cũng tham gia một số hoạt động thể dục thể thao ở trường, tối em không học quá khuya”. Minh Nguyệt chia sẻ.

“Trong quá trình học và ôn thi cuối cấp, em được sự đồng hành của thầy cô và gia đình. Những lúc em khó khăn, áp lực, chính thầy cô và gia đình là chỗ dựa để em phấn đấu và vượt qua những áp lực đó. Bên cạnh đó, đối với những bạn đang nằm trong nhóm điểm thấp, nhà trường cũng cử thầy cô để dạy gia cố kiến thức, luyện đề. Chính nhờ sự hỗ trợ đó, chúng em cũng có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình học”, em Lê Nguyễn Quỳnh Mai, lớp 12 A1, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Diễn sâu kịch bản vụng

GD&TĐ - Ukraine càng thêm khó khăn trong cuộc chiến với Nga thì quyết định cho phép của Mỹ và Anh sẽ càng đến nhanh.

Sách giáo khoa Ngữ văn từ năm 1995 - 2024. Ảnh: Văn Lự

Lại bàn thêm về môn Ngữ văn

GD&TĐ - Đề kiểm tra Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa báo hiệu quan niệm học để thi, học thuộc nhớ nhiều đã kết thúc.