Cảm phục người bà bán rau nuôi 2 cháu học đại học

Ở tuổi của bà, lẽ ra phải được nghỉ ngơi hưởng niềm vui của tuổi già. Ngược lại, bà vẫn đang phải ngồi phơi nắng phơi mưa giữa chợ để cóp nhặt đừng đồng nuôi cháu ăn học.

Cảm phục người bà bán rau nuôi 2 cháu học đại học
Cam phuc nguoi ba ban rau nuoi 2 chau hoc dai hoc - Anh 1

Ở tuổi của bà, lẽ ra phải được nghỉ ngơi hưởng niềm vui của tuổi già. Ngược lại bà vẫn đang phải ngồi phơi nắng phơi mưa giữa chợ để cóp nhặt đừng đồng nuôi cháu ăn học.

Hình ảnh bà cụ già đội nón ngồi bên gánh rau ở chợ N đã trở thành nên rất đỗi thân quen với những người dân quanh đây. Bà cụ dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt phúc hậu và rất niềm nở với khách. Gánh hàng của bà chẳng có gì ngoài mấy mớ rau tự tay bà trồng, bà vẫn nói là rau sạch của bà nên ai cũng tin và mua ủng hộ.

Mọi người mua rau ủng hộ bà không chỉ bởi lời quảng cáo rau sạch mà còn bởi tấm lòng nhân hậu làm cảm động lòng người của bà sau mỗi bó rau ấy.

Chủ của gánh hàng rau được cả khu phố tôi yêu mến chính là bà M, ở Thanh Trì, Hà Nội. Bà đúng chuẩn là người phụ nữ Á đông, một đời vì chồng vì con. Bởi tôi mua rau nhiều của bà nên thành khách hàng thân thuộc, và hay được nghe bà kể về đời tư của mình.

Cuộc đời của bà có phần không may mắn được như người khác. Lấy chồng, sống bên chồng chưa đầy chục năm thì chồng bà bỏ bà đi để lại đứa con trai gần 6 tuổi cho bà nuôi, từ đó đến nay bà cũng vẫn không biết chút tin tức gì về ông.

Bà nói: “Cũng chẳng biết ông ấy còn sống nữa hay không?”, điều đặc biệt là bà không hề tỏ ra hận, hay oán trách gì ông khi bỏ mặc mẹ con bà.

“Người có đi thì muốn giữ cũng chẳng được cô a, chỉ có điều bà luôn tự hỏi không biết vì sao ông ấy lại đi mà không cho bà biết lý do, giá như ông ấy cho bà biết thì có lẽ lúc chết bà sẽ thấy thanh thản hơn cháu ạ” - Bà tâm sự.

Vậy là từ đấy, mình bà nuôi con với bao vất vả nhọc nhằn. hai mẹ con bà dựa vào nhau sống,

Bà nói: “Cũng may, chắc nghèo khổ quá nên ông trời cũng thương, chỉ có cơm rau thôi mà nó (con trai bà) cũng lớn như thổi ấy, không ốm đau gì, hầu như chẳng bao giờ phải hỏi đến viên thuốc cô ạ.”

Trải qua không biết bao gian nan khổ cực, nào là đi đồng nát, đi giúp việc cho người ta, cuối cùng bà cũng nuôi được con trai không lớn thành người, Năm 22 tuổi con trai bà dẫn bạn gái về nhà xin cưới, nước mắt bà đã rơi trong hạnh phúc. Rồi bà lại một mình lo đám cưới cho con.

Tưởng rằng đến đây, gánh nặng cuộc sống của bà sẽ có phần nhẹ nhàng hơn một chút khi con trai có gia đình cuộc sống riêng. Nào ngờ, cuộc sống quá nghiệt ngã với bà.

Trong một lần về ngoại ăn tết, chuyến xe định mệnh đã cướp đi mất niềm hạnh phúc duy nhất của cuộc đời bà. Cả con trai và con dâu bà đều không trở về trong lần tai nạn đó.

“Nếu không phải vì hai đưa cháu, có lẽ tôi chết theo chúng nó chứ sống làm sao được”. Hai đứa cháu bà nói đến ở đây là 2 cháu nội của bà.

May sao, hôm đó chúng nó lại không theo bố mẹ về quê nên bà còn có chúng nó làm niềm an ủi, làm động lực mà gắng gượng sống tiếp, nhưng cũng là gánh nặng đè lên đôi vai gầy yếu của bà.

Một lần nữa, bà lại tiếp tục làm “mẹ đơn thân” nuôi con. Trước đây, chồng bà để để con lại cho mình bà nuôi, giờ đây, con trai bà lại để 2 đứa cháu cho bà nuôi. “Có lẽ, định mệnh ăn bài cho tôi phải một đời côi cút nuôi con nuôi cháu rồi”.

Nuôi con đã khổ, nuôi cháu còn khổ hơn cô à, bà tâm sự: "Ngày mình nuôi con tuổi còn trẻ, đêm hôm trái nắng trở trời mình không ngại, chứ đến khi có tuổi quay lại nuôi cháu vất lắm.

Bình thường nó khỏe thì không sao, chứ những hôm nó ốm quấy khổ lắm cô a. Lúc bố mẹ nó mất, thằng lớn mới 4 tuổi, thằng bé lẫm đẫm tập đi.

Có hôm chúng nó khóc đòi mẹ, dỗ cháu chán chẳng được thế là cả 3 bà cháu ôm nhau khóc. Vừa thương cháu, vừa thương con, thương chính cái thân mình nữa".

Thằng lớn 4 tuổi ăn cơm được rồi, chứ thằng bé vẫn còn đòi sữa mẹ, có hôm nó khát sữa khóc lạc cả giọng, tôi chỉ còn cách đi chắt nước cơm cho thêm thìa đường vào cho nó uống. Nhìn cháu mà xót xa lắm.

Chắc bố mẹ nó phù hộ nên 2 thằng chúng nó cũng khỏe mạnh, lại ngoan nữa. bà nói gì cũng nghe. Lớn lên cứ thằng lớn dạy thằng bé học, cơm nước cho bà chạy chợ, trồng rau lo cơm cháo qua ngày.

Thằng lớn nó biết lắm, thấy bà vất vả nó cứ đòi nghỉ học để phụ bà chạy chợ. Ngày trước bà bán hàng xén nữa, giờ có tuổi bà chỉ bán rau bà trồng thôi. Nhưng thương cháu, muốn nó học hành tử tế để sau này bớt khổ bà bắt nó phải theo học không cho nghỉ.

Nói thật, ngày ấy chạy tiền học phí cho anh em nó cũng khổ lắm, bán hàng có được nhiều nhặn gì đâu, lo ăn cho ba bà cháu đã khổ rồi. Thêm tiền học của 2 đứa càng khổ hơn. Vạy mượn đủ mọi chỗ, lấy chỗ nọ đập chỗ kia. Nhưng bà chưa bao giờ bỏ quyết tâm cho cháu ăn học cả.

Được cái cả 2 đứa đều ngoan, chịu khó học. Cô giáo nào cũng quý, năm nào cũng mang giấy khen về khoe với bà. Nên bà cũng được an ủi phần nào.

Ngày thằng lớn thi đậu đại học, bà mừng rớt nước mắt, vậy là bao công sức của bà đã được đền đáp. Song đi cùng với niềm vui niềm hạnh phúc chính là nỗi lo đứng ngồi không yên vì không biết lấy đâu ra tiền lo học cho cháu.

Bà bảo, ngày ấy. Bà phải nhận làm thêm đủ kiểu. Chạy chợ, tối về ai muợn đi dọn nhà thuê bà cũng đi, rồi nhận bóc tỏi, cạo hạt điều thuê. Miễn sao có tiền cho cháu học là bà làm.

Cháu bà biết bà khổ nên cố gắng đạt học bổng, mỗi tháng vài trăm tuy không nhiều song cũng đỡ cho bà rất nhiều. Mong mãi, thằng lớn cũng học xong, nó ra trường đi làm ngay. Nên gánh nặng của bà cũng bắt đầu vơi bớt.

Thằng bé cũng đang học đại học năm thứ 2, song vì anh trai đi làm nên cũng phụ giúp bà nuôi nó rất nhiều.

Bây giờ bà không phải vất vả quá như trước nữa, các cháu bà cũng đã tự lo được cho nhau, nhưng bà vẫn chịu khó trồng rau mang bán để góp thêm vào với các cháu.

“Mình còn khỏe, còn làm được thì phải làm. Chứ cứ ngồi nhà chơi trong khi các cháu vất vả, ai ngồi chơi cho được”

Ngồi nghe chuyện của bà, tôi thấy cảm phục tấm lòng của bà vô cùng. Thật may mắn cho 2 cháu trai của bà có được người bà như bà. Hy sinh cả đời vì cháu vì con.

Tôi cũng thật lăn tăn không hiểu vì sao, ngày ấy chồng bà lại bỏ bà đi. Có thể vì cuộc sống, hay tình cảm mà ông không nói ra. Song nếu ông biết cuộc đời của bà với những việc bà đã làm thay cả cho phần của ông, chắc ông sẽ cảm ơn bà vô cùng.

Hi vọng phần đời còn lại còn lại bên hai người cháu của mình, bà sẽ được bù đắp lại những hạnh phúc, những niềm vui mà bà xứng đáng được nhận.

* Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ