Cách ứng phó với biến chủng Omicron trong dịp Tết Nguyên đán

GD&TĐ - Dịp Tết là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người. Với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang ở mức rất cao.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc có chiều hướng bùng phát, gia tăng. Đặc biệt, đây là thời điểm nhạy cảm, cận kề dịp nghỉ Tết Nguyên đán với khả năng xuất hiện biến thể Omicron, có khả năng diễn biến rất phức tạp.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngành y tế đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu nhằm kiểm soát tốt nhất mọi nguy cơ dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.

Dịp Tết là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người. Biến chủng Omiron có tốc độ lây nhiễm cao hơn so với Delta nếu cộng đồng chủ quan, lơ là thì dịch sẽ lây lan rất nhanh. Vì thế, bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch của cơ quan chức năng, ý thức phòng chống nguy cơ lây nhiễm của cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ thành quả đã đạt được.

Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ liên tục duy trì lực lượng để đảm bảo mọi hoạt động dự phòng và điều trị, đồng thời chủ động ngăn chặn những tình huống đột xuất có thể xảy ra. Ngành y tế thành phố đang chủ động mọi phương án tiếp nhận, thu dung, điều trị mọi bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, với những trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 khi tiếp nhận thông tin khai báo và chưa đủ chứng cứ để xác định là F0, trạm y tế phường, xã, thị trấn, Trạm y tế lưu động thực hiện lại xét nghiệm cho người bệnh. Những trường hợp F0 mới phát hiện sẽ được cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung nếu không đủ các điều kiện cách ly tại nhà.

Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà được phân công quản lý F0 sẽ cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định. Đối với F0 thuộc nhóm nguy cơ sẽ được ưu tiên cấp ngay gói thuốc C khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, bao gồm người không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ.

F0 cách ly, điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi cách ly, điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Trong bối cảnh biến chủng Omicron đã xâm nhập vào cộng đồng và Tết Nguyên đán cận kề, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại (hay còn gọi là mũi 3) để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân.

Ngành y tế vẫn tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên địa bàn 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Người dân đang ở tại thành phố thuộc diện thường trú hoặc tạm trú có nhu cầu tiêm vắc xin, đến bất kỳ địa điểm tiêm nào cũng sẽ được tiêm chủng. Thành phố sẽ nỗ lực bao phủ vắc xin phòng Covid-19 trong cộng đồng đến hết tháng 2/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, ngành y tế khuyến cáo người dân trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp cần tránh tụ tập đông người, đặc biệt là việc ăn nhậu. Tiếp tục tuân thủ khuyến cáo 5K + vắc xin, trong đó đặc biệt lưu ý việc mang khẩu trang thường xuyên và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Yêu cầu các đơn vị y tế sẵn sàng ứng phó với biến chủng Omicron trong dịp Tết

Sở Y tế Hà Nội có văn bản yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thường trực 4 cấp, bao gồm: Trực lãnh đạo, xử lý đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần; trực bảo vệ - tự vệ. Cùng với đó, có kế hoạch phòng, chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng, chống rét cho người bệnh. Đồng thời, các đơn vị tuyến trên sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi cần thiết.

“Các bệnh viện phải tổ chức tốt công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh cho người dân, bảo đảm người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Trong trường hợp trái tuyến, trái chuyên khoa thì cơ sở y tế phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định mới chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế khác. Từng đơn vị chuẩn bị thuốc, máu, dịch truyền, trang thiết bị và nguồn nhân lực để cấp cứu, khám, chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm”, Sở Y tế Hà Nội đề nghị.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hằng ngày và kịp thời báo cáo mọi diễn biến bất thường để có phương án chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron. Ngoài ra, có kế hoạch cụ thể về dự trữ thuốc, dịch truyền, ô xy, vật tư, hóa chất, giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, bảo đảm tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.