Cách trị cảm cúm bên cạnh uống thuốc

Cách trị cảm cúm bên cạnh uống thuốc

Thậm chí, có người vừa hết đợt cảm cúm này lại bắt đầu qua đợt cảm cúm khác. Bởi vì cảm cúm được gây ra bởi nhiều type virus khác nhau và đặc biệt, bệnh cảm cúm không có tính miễn dịch bền vững.

Cúm và giấc ngủ

Ở các nước phương Tây, người bị cảm cúm phải uống thuốc nằm nhà, tránh sự lây lan cho người khác, các biểu hiện của bệnh trong nhiều trường hợp cũng diễn biến bất thường, nặng nề và thậm chí tử vong.

Ở Việt Nam, hầu hết người bị cảm cúm sẽ đến các quầy thuốc ven đường mua uống và tiếp tục đi làm. Nhiều người chủ quan coi cúm không phải là bệnh và có thể tự vượt qua được mà không cần uống thuốc.

Cảm cúm là bệnh lý của đường hô hấp trên, do virus gây ra. Các biểu hiện thường thấy của bệnh là ho, chảy mũi nước, đau họng và sốt. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị cảm cúm, hãy tạo cho cơ thể sự kháng cự ngay trên chính... giường ngủ của mình.

Thật ra, giường ngủ là một trong những vị trí thuận lợi nhất giúp chống lại căn bệnh này hữu hiệu nhất. Một nghiên cứu đăng trong các tư liệu Nội khoa (Archives of Internal Medicine) kết luận rằng, những người tham dự có ít hơn 7 giờ ngủ mỗi đêm thì dễ bị cảm cúm hơn những người ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Sau đây là 5 biện pháp tốt nhất để trị cảm cúm tại nhà:

Uống từng ngụm nước nóng

Nên uống đủ nước mỗi ngày.
Nên uống đủ nước mỗi ngày. 

Một số loại thức uống có thể giúp người bệnh chống lại sự bay hơi mất nước và chống sung huyết. Nhưng uống nước nóng sẽ tốt hơn nước có nhiệt độ bằng trong phòng. Vì độ ấm của nước có khả năng làm êm dịu các triệu chứng của cảm cúm như đau họng. Trung tâm Phòng chống cảm cúm cộng đồng của Đại học Cardiff (Anh) đã đưa ra kết luận như vậy.

Do đó, để phòng tránh cảm cúm, ngoài việc uống đầy đủ nước, hãy uống vài ngụm trà nóng hay nước nóng hòa chanh và mật ong thì càng tốt.

Và tất nhiên nếu có thể cần bổ sung bát cháo gà có nhiều hành lá khi bạn cẩm thấy người bị cúm. Cháo gà và hành lá có những tính chất kháng viêm và làm sạch sự di chuyển chất nhày qua mũi.

Bổ sung mật ong

 

Nếu trẻ nhỏ bị mất ngủ trong đêm vì ho, hãy cố gắng cho chúng uống một thìa cà phê mật ong. Nghiên cứu đăng trong các tài liệu nhi khoa và tuổi vị thành niên (13 - 17 tuổi) khuyến cáo rằng, việc cho uống mật ong trước khi đi ngủ sẽ làm dịu những cơn ho cho trẻ qua việc bao phủ và làm dịu cổ họng trẻ.

Lưu ý không áp dụng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ của sự ngộ độc.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ làm dịu sự đau họng và làm cho người bệnh cảm cúm có cảm giác dễ chịu và cảm thấy tốt hơn.

Cách pha chế dung dịch nước muối và sử dụng: Hòa 1/2 muỗng cà phê muối trong khoảng 200 ml nước ấm và súc miệng trong mỗi 3 - 4 giờ để làm giảm tạm thời cơn đau.

Vệ sinh mũi

Dùng thuốc muối nhỏ mũi để làm thông thoáng mũi và giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm ướt. Việc làm này an toàn, cũng không gây ra sự kích ứng nào cho trẻ nhỏ.

Nghiên cứu của các chuyên gia Cộng hòa Séc (Czech) cho thấy trẻ em dùng nước muối rửa sạch mũi kèm với dùng thuốc uống mất ít ngày nghỉ học hơn và biểu hiện bệnh cũng nhẹ nhàng hơn những trẻ chỉ dùng thuốc uống.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Y khoa Wisconsin, Mỹ cũng nhận thấy việc làm sạch mũi bằng nước muối cũng có thể cải thiện khá tốt các biểu hiện dị ứng ở người bệnh.

Làm ẩm không khí

Các loại virus gây cảm cúm thường có khả năng sống sót và phát triển mạnh trong điều kiện môi trường khô hanh. Sử dụng thiết bị phun sương để tạo sự mát mẻ và làm dịu không khí trong nhà, giúp tránh khô mũi và khó chịu ở họng.

Tuy nhiên, cần lưu ý giữ thiết bị làm ẩm khỏi nhiễm khuẩn hay nấm mốc bằng cách thay đổi nước hàng ngày và làm vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên.

Theo Ivillage Health

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.