(GD&TĐ) - Hỏi: Nhà giáo Tố Uyên, tỉnh Kon Tum viết thư hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Cách tính tiền dạy tăng giờ của giáo viên có được quy định cụ thể hay không, có văn bản nào hướng dẫn cách tính tiền dạy tăng giờ?
Ảnh minh họa/internet |
* Trả lời: Ngày 9/9/2008, liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số: 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, khoản 1, Điều 1 Thông tư này, đối tượng và phạm vi áp dụng như sau:
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Công thức tính chung tiền lương dạy thêm 1 giờ như sau:
Tiền lương dạy thêm 1 giờ bằng tiền lương 1 giờ dạy nhân với 150%.
Tiền lương 1 giờ dạy đối với các các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được tính như sau: (Xem bảng cuối bài).
Bạn có thể căn cứ vào cách trên và các điều khoản hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số: 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC để đối chiếu với vấn đề bạn đang quan tâm là cách tính tiền dạy tăng giờ.
* Hỏi: Tôi là giáo viên dạy ở xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc đặc biệt khó khăn. Trước đây tôi đã được hưởng đủ phụ cấp thu hút. Năm 2008 nơi tôi công tác đã cắt chế độ xã đặc biệt khó khăn nhưng ngày 19 /9/2013 vừa qua lại được tái vùng đặc biệt khó khăn. Vậy trường hợp của tôi có được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút hay không?- Lục Tố Uyên (touyenqucb@gmail.com), giáo viên Trường Tiểu học Cách Linh , Phục hòa, Cao Bằng.
* Trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định: Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ - CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo thư bạn viết, trước đây nơi bạn công tác thuộc vùng có điều kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên đến năm 2008 thì được chuyển về vùng thuận lợi. Đến tháng 9/2013 lại thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp này, căn cứ vào quy định trên, nếu như bạn vẫn tiếp tục công tác ở đó thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP.
Tiền lương 1 giờ dạy =Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính: Số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần)/năm |
Sỹ Điền