Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia

GD&TĐ -Ngày 1/11, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức Diễn đàn quốc tế Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia ở các nước đang phát triển.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7.
Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7.

Trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng, các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ sinh thái giáo dục đại học quốc tế. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về giáo dục chất lượng cao, phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, ngày càng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển.

Việc các đại học uy tín trên thế giới thành lập các chi nhánh quốc tế đã trở thành một giải pháp hữu hiệu nhằm tạo cơ hội cho sinh viên ở những nước đang phát triển tiếp cận chuyên môn và nguồn lực tiên tiến một cách trực tiếp. Cách tiếp cận này đánh dấu một bước đi quan trọng so với các mô hình toàn cầu hóa truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa cũng như hợp tác nghiên cứu và đào tạo.

Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang nỗ lực mở rộng cơ sở vật chất nhưng bị giới hạn bởi nguồn lực, trong khi các cơ sở giáo dục đại học quốc tế muốn thiết lập chi nhánh nhưng gặp không ít khó khăn. Tại Diễn đàn, các nhà quản lý giáo dục đại học và chuyên gia đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các mô hình đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học.

dien-dan-1.jpg
Nhiều tham luận gợi mở phát triển giáo dục đại học.

Diễn giả chính, ông Rob Stevens – Tổng Giám đốc Phát triển Đối tác Toàn cầu, Đại học Massey (New Zealand) tham luận Cơ hội, Ba cách tiếp cận – Bài học từ việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia sang Singapore của Đại học Massey); GS Julia Gaimster – Phó Hiệu trưởng phụ trách học thuật, nghiên cứu và chương trình giảng dạy cho sinh viên Đại học RMIT Việt Nam chia sẻ Kinh nghiệm cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam của Đại học RMIT).

Một cơ hội, ba cách tiếp cận – Bài học từ việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia sang Singapore của Đại học Massey” được trình bày bởi ông Rob Stevens - Tổng Giám đốc Đối tác Toàn cầu của Đại học Massey, tập trung vào mô hình giáo dục xuyên quốc gia (TNE) của Massey tại Singapore. Ông Stevens đã chia sẻ về hành trình phát triển của Massey từ một trường cao đẳng nông nghiệp nhỏ, đến một trường đại học được xếp hạng trong top 3% các trường đại học hàng đầu thế giới.

Giáo sư Julia Gaimster – Phó Hiệu trưởng phụ trách học thuật, nghiên cứu và chương trình giảng dạy cho sinh viên tại RMIT Việt Nam trình bày với chủ đề “Kinh nghiệm cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam của Đại học RMIT”, tập trung vào cách thức cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam, thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn của Cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học của Úc (TEQSA) trên tất cả các cơ sở của mình.

dien-dan-2.jpg
Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự Diễn đàn.

Bà Jennifer Bahen - Tham tán Giáo dục và Nghiên cứu, Đại sứ quán Australia, cho biết: Chúng tôi không muốn các trường đại học Úc đến Việt Nam mà không hiểu rõ về đất nước này. Các trường đại học Úc cần mang đến bản sắc và đặc trưng riêng của mình nếu muốn có chỗ đứng tại Việt Nam. Hợp tác với Việt Nam cần mang lại lợi ích cho cả hai bên, và bày tỏ mong muốn có thêm sinh viên Úc đến Việt Nam học tập, tạo ra sự trao đổi hai chiều thay vì chỉ có sinh viên Việt Nam đến Úc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với Bộ GD&ĐT để tạo điều kiện cho các phân hiệu quốc tế tại Việt Nam. Mặc dù còn gặp nhiều thách thức về pháp lý và quy trình, ông khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nỗ lực xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ, nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam.

"Xuyên suốt các phiên thảo luận, các diễn giả cùng các đại biểu đã nhất trí rằng việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, nắm bắt các cơ hội, giải quyết thách thức và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng là những yếu tố cốt lõi để phát triển các chi nhánh quốc tế (IBCs) tại các quốc gia mới nổi, đặc biệt là Việt Nam”. Trên cơ sở đó, diễn đàn đã thống nhất các nguyên tắc chính, gồm: Vai trò của IBCs trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng; Giải quyết thách thức; Chất lượng và Đổi mới sáng tạo trong Giáo dục Đại học", PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dựa cậy và níu kéo

GD&TĐ - Mười sáu năm sau khi ký kết thoả thuận liên quan, Mỹ đã khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan.