Cách thức làm bài thi Ngữ văn đạt điểm cao

GD&TĐ - Nhiều thí sinh tiếp tục hỏi về cách thức để làm bài thi môn Ngữ văn ở Kỳ thi THPT quốc gia 2016 này sao cho đạt được hiệu quả cao nhất; phương pháp tóm tắt một tác phẩm văn xuôi theo trình tự tác phẩm hay theo trình tự thời gian diễn biến sự việc?

Cách thức làm bài thi Ngữ văn đạt điểm cao

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Kinh nghiệm cho thấy, để làm tốt một bài thi Ngữ văn, với từng câu hỏi cần phải: Đọc thật kỹ để nắm được chắc chắn giá trị nội dung và nghệ thuật của tất cả các tác phẩm trong hạn chế chương trình thi. Phải nắm được nội dung của những bài khái quát về giai đoạn văn học và tác gia văn học.

Có kỹ năng làm bài văn như kỹ năng phân tích tác phẩm, kỹ năng dựng đoạn, dùng từ, đặt câu... Cách ôn luyện hiệu quả nhất là tích cực làm nhiều bài làm văn theo những dạng đề khác nhau, để cảm thụ văn học cần phải có thời gian, đọc hiểu và thẩm thấu chứ không chỉ là học thuộc lòng.

Đề thi Ngữ văn, ở phần nghị luận xã hội thời gian qua thường được làm theo hướng mở, đây là những điều mà sách giáo khoa không có và cũng không có một công thức chung để làm bài thuộc dạng này.

Để giúp học sinh làm quen với bài thi, trong các nhà trường, thầy cô cũng đã có những hướng dẫn học sinh làm quen với thể loại này. Nhưng đây chỉ là hướng dẫn chung, còn bản chất văn chương là sáng tạo, do đó việc phân tích, cảm thụ tác phẩm cũng cần phải sáng tạo, thí sinh sẽ phải lập luận, hay sáng tạo trên cơ sở của đề bài ra.

Việc chia thời gian ra thực hiện từng câu trong bài thi là hết sức cần thiết, tránh mất quá nhiều thời gian cho một câu, ý nào đó. Thực tế cho thấy, nhiều thí sinh khi làm bài không chú ý số điểm tối đa dành cho từng câu nên chỉ tập trung giải quyết quá kỹ một vài câu nào đó, mà không kịp làm hoặc làm không tốt những câu còn lại.

Thí sinh cần đặc biệt lưu ý là để đạt được điểm cao thì không được bỏ bất kỳ câu nào, thế nên muốn đạt điểm tối đa không có cách nào khác là phải dành cho từng câu một lượng thời gian hợp lý và bình tĩnh, tập trung làm bài đạt kết quả cao.

Theo kinh nghiệm của những giáo viên tham gia chấm thi trong các mùa tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây và Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, trong các đáp án chấm của Bộ, bao giờ cũng có lưu ý người chấm bài đánh giá cao những học sinh có sự cảm thụ độc đáo, sáng tạo về tác phẩm.

Điều đó cho thấy ngoài việc thực hiện bài làm thi môn Ngữ văn đủ ý theo đúng đáp án, thì thí sinh cũng cần có sự phân tích, cảm nhận sáng tạo, để được cán bộ chấm thi đánh giá cao hơn và cho điểm tối đa.

Tuy nhiên, các bạn cần phải hiểu rằng, sáng tạo, cảm thụ văn học chỉ khi bám sát văn bản, có lý lẽ và làm cho tác phẩm hay hơn, chứ không phải là lan man, kể lể.

Còn để tóm tắt một tác phẩm văn học có thể thực hiện theo nhiều cách, có thể theo trình tự tác phẩm hoặc cũng có thể theo diễn biến, số phận của câu chuyện, của nhân vật (tùy theo từng tác phẩm).

Tuy nhiên, dù tóm tắt theo cách nào, cũng phải gián tiếp hoặc trực tiếp thể hiện đúng được giá trị nội dung tác phẩm, và đặc biệt là bạn phải thể hiện được cảm nhận của mình với tác phẩm văn học đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.