Cách nhận biết bạn có bị đau dạ dày hay không

Đây là căn bệnh phổ biến, nhất là trong đời sống công nghiệp đầy ô nhiễm và stress gia tăng như hiện nay.

Cách nhận biết bạn có bị đau dạ dày hay không

Loét dạ dày là hiện tượng một vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bị ăn mòn dẫn đến vùng mô đó bị thoái hóa. Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm virus Helicobacter Pylori đường tiêu hóa (chiếm 90% các ca bệnh). 

Các virus tăng cường tấn công vào lớp màng bảo vệ dạ dày khiến chúng rách loét. Ngoài ra thuốc lá, rượu, stress, một số thuốc cũng là những yếu tố gia tăng sự tấn công và phá hủy niêm mạc dạ dày.

Cách nhận biết đau dạ dày

Chỉ khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng điển hình còn lại là biểu hiện mơ hồ. Do đó rất có thể chẩn đoán nhầm lân giữa loét và viêm. Sau đây là một số biểu hiện của loét:

- Các cơn đau do loét: Liên tục có những cơn đau ở vùng bụng. Đây là triệu chứng điển hình, đau xuất hiện ở vùng thượng vị, đau có chu kỳ và theo bữa ăn. Cơn đau xuất hiện và tăng khi ăn thức ăn chua, cay khi bị căng thẳng thần kinh.

- Triệu chứng không điển hình: Người bệnh hay bị ợ chua, buồn nôn, tiêu hóa chậm. Những triệu chứng này khá giống với các bệnh dạ dày khác.

Những biến chứng khó tránh khi bị đau dạ dày

Khi tình trạng bệnh chưa nặng thì bệnh dễ khắc phục nhưng lại dễ tái phát, dễ thành mạn tính và tạo ra các cơn đau khiến bạn mất tập trung làm việc, giảm chất lượng các bữa ăn, hao mòn sức khỏe. Khi bệnh trầm trọng có thể gây biến chứng nguy hại dẫn đến tử vong.

Loét dạ dày không được chữa trị có thể dẫn tới 3 biến chứng nguy hại sau:

- Thường dẫn tới xuất huyết dạ dày khiến người bệnh nôn ói ra máu, phân đen có máu, nặng mùi.

- Thủng dạ dày là khi bệnh nhân có những cơn đau dữ dội vùng thượng vị, ôn ói và bụng căng cứng.

- Ung thư hóa: Viêm loét dạ dày do nhiễm virus H.Pylori thì có thể gây ra ung thư dạ dày.

Trong những tình trạng này, bệnh nhân không được cấp cứu có thể tử vong.

Đau dạ dày điều trị không khó

Nếu khám và điều trị sớm thì bệnh có thể khỏi và cách chữa đơn giản. Bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và chia làm 2 nhóm điều trị. Nhóm thứ nhất là bệnh nhân do bị nhiễm virus H.Pylori, nhóm thứ 2 là bệnh nhân do các nguyên nhân khác.

Nhóm 1: Dùng phác đồ để tiệt trừ virus gồm thuốc chống loét, kháng sinh.

Nhóm 2: dùng thuốc chống loét để trung hòa, chống tiết axit và thuốc bảo vệ niêm mạc.

Với 90% ca loét dạ dày là do virus H.Pylori gây ra, để tránh bị căn bệnh này, các chuyên gia y tế khuyên mọi người cần ăn uống hợp vệ sinh và lựa chọn những thích ăn hợp lý nhằm tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày:

- Không nên ăn quá no. Đồng thời cũng không để quá đói, niêm mạc dạ dày càng bị bào mòn. Khi ăn cần nhai kỹ và nuốt từ từ để trung hòa axit.

- Nên dùng sữa, trứng, gạo nếp, bột sắn vì chúng tạo một lớp bao bọc niêm mạc dạ dày.

- Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn thức ăn thô ráp như hoa quả khô, râu tôm, dưa chua vì chúng càng làm niêm mạc bị tổn thương.

- Tránh cà phê, trà đặc, rượu, đồ cay nóng, bánh kẹo, hoa quả chua cay vì chúng tăng tiết nhiều axit.

- Hạn chế uống thuốc có thành phần gây hại cho dạ dày.

- Giữ tinh thần thoải mái.

Theo khoe360.tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ