Cách nào để dạy con không lười biếng?

Chẳng cha mẹ nào muốn con lớn lên thành kẻ lười biếng, thiếu sự cố gắng trong cuộc sống. Những điều dưới đây sẽ giúp bạn "sáng suốt" khi dạy con.

Cách nào để dạy con không lười biếng?

Cho con hiểu đúng về hạnh phúc trong cuộc sống

Hạnh phúc và sự hưởng thụ không chỉ có khi đi chơi công viên nước hay sở hữu một món đồ mới, đắt tiền. Các chuyên gia cho rằng việc tham gia các hoạt động mang tính hưởng thụ có thể mang đến hạnh phúc, nhưng không phải yếu tố then chốt trong việc nuôi dạy con. Nếu bạn ưu tiên điều này khi nuôi con sẽ khiến trẻ lười biếng và trở thành người thích hưởng thụ.

Tuy nhiên, cha mẹ cần biết có những cách đưa đến sự thú vị trong cuộc sống cho con bằng cách cho trẻ chăm sóc cây xanh, khám phá một sở thích mới như chơi với khối rubic, dành một ngày để sắp xếp một bộ sưu tập quý giá... thậm chí hành phúc là dành thời gian cho những người khác.

Cách nào để dạy con không lười biếng? ảnh 1

Cho con biết sai lầm là cách để học hỏi

Cha mẹ cần hiểu rằng, việc con tránh thất bại để phụ huynh không thất vọng khiến trẻ không dám vượt qua những thử thách có thể gặp thất bại. Bạn cần giúp con thấy rằng nỗ lực và tiến bộ còn quan trọng hơn sự hoàn hảo. Những sai lầm không phải là thất bại mà là cơ hội để bản thân học hỏi.

Trẻ thường nghĩ rằng giá trị bản thân được thể hiện thông qua những điều mình làm. Vì vậy con bạn có thể cho rằng, nếu làm sai bài kiểm tra, giá trị bản thân sẽ thấp hơn so với bạn học hoặc chị em trong nhà. Điều này rõ ràng là không đúng, bạn cần chấm dứt suy nghĩ này của bé.

Tìm được sở thích và thế mạnh của con

Sở thích sẽ giúp trẻ có động lực. Khi không có động lực, trẻ sẽ chán nản và không chịu cố gắng. Cha mẹ cần nhớ con có sở thích của bản thân và đôi khi sở thích đó không giống như cha mẹ. Tuy nhiên, phụ huynh cần tôn trọng sở thích và cởi mở với con. Việc tìm ra thế mạnh và sở thích sẽ giúp cha mẹ có cách để con phát triển niềm đam mê và khả năng của mình. 

Lười không phải không thay đổi được

Tiến sĩ Barish và Alyson Schater, chuyên gia tâm lý và nuôi dạy con khẳng định sự lười biếng không phải là một đặc điểm của tính cách. Điều đó có nghĩa, lười biếng không phải là bẩm sinh hay không thay đổi được.

Các chuyên gia cho rằng lười biếng là một kết quả. Ví dụ lười biếng có thể xuất phát từ sự thiếu động lực, con không biết các mục tiêu của bản thân. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tìm ra được động lực nhằm thúc đẩy con.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, có thể trẻ đang cố gắng tránh bị đánh giá không đủ khả năng hoặc không đủ kiến thức, thông minh. Nếu con có sự cố gắng, trẻ sẽ biết được những thiếu sót và sự tự ti của mình. Nếu con không cố gắng sẽ đổ lỗi cho năng lực kém.

Động viên, khích lệ con

Trẻ luôn muốn được động viên, tán thành và muốn phụ huynh tư hào về bản thân mình. Trẻ nói không quan tâm điều này nhưng thực tế là các con rất chú ý.

Sự khuyến khích và tin tưởng của cha mẹ về việc con đạt được thành công là điều mà nhiều phụ huynh không để ý. Việc cha mẹ động viên và khuyến khích con là cách tạo ra động lực để trẻ cố gắng. Khi thiếu đi điều này, con của bạn cảm thấy không có ai chia sẻ và mất hết động lực. 

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ