Cách làm sạch ruột gối, ố vàng đến mấy cũng trắng tinh như mới

GD&TĐ - Sau thời gian sử dụng, ruột gối có hiện tượng mốc, ố vàng mất thẩm mỹ. Hãy tham khảo cách làm sạch ruột gối sau đây để luôn trắng sáng như mới.

Cách làm sạch ruột gối, ố vàng đến mấy cũng trắng tinh như mới

Theo Brighside, cứ khoảng 3-6 tháng bạn cần làm sạch ruột gối một lần để đảm bảo ruột gối luôn sạch sẽ và loại bỏ hết các vi khuẩn. Ruột gối sạch sẽ thơm tho luôn mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Nguyên liệu tẩy ruột gối

Ngoài các chất tẩy ruột gối thông thường, có thể dùng thêm các loại sản phẩm có khả năng tẩy ruột gối trắng vượt trội như baking soda, hàn the… để dễ dàng đánh bay các vết bẩn cứng đầu trên ruột gối.

Baking soda và hàn the đều là những nguyên liệu quen thuộc có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng tạp hóa.

Nước nóng khoảng 45 đến 55 độ C (không nên dùng nước quá nóng, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng ruột gối hoặc làm hư hỏng vải).

Nguyên liệu khác gồm: 1 cốc bột giặt, loại bột giặt gia đình hay sử dụng hoặc bất kỳ loại bột giặt nào trên thị trường; 1 cốc nước rửa bát; 1 cốc chất tẩy rửa chuyên dụng như nước Javel cho sức tẩy trắng mạnh hơn; ½ cốc bột hàn the hoặc baking soda.

Các bước thực hiện

Để chất lượng gối được đảm bảo sau quá trình giặt sạch, bạn nên tiến hành giặt tẩy ruột gối theo quy trình dưới đây. Tẩy ruột gối riêng các vết bẩn trên ruột gối:

Đầu tiên nên kiểm tra một lượt xem ruột gối có vết bẩn nào khó xử lý hay không, ví dụ như vết ố vàng, vết màu thực phẩm, rượu vang, cafe… Cần tẩy các vết bẩn này trước khi giặt toàn bộ ruột gối.

Chuẩn bị: Baking soda và 1 quả chanh

Thực hiện: Trộn baking soda với nước cốt chanh, cho lên vết bẩn trong khoảng 15 đến 20 phút, sau đó giặt lại với xà phòng.

Chọn cách giặt tẩy ruột gối phù hợp: Nên chọn phương pháp giặt ruột gối dựa vào các thông tin trên nhãn mác của sản phẩm. Chất liệu 100% cotton, lụa, sa tanh nên được giặt bằng tay để không mất đi độ co giãn, không bị nhăn nheo. Các chất liệu còn lại có thể giặt máy.

Phương pháp giặt tay

Phương pháp giặt tay phù hợp với các chất liệu ruột gối dễ bị giãn hoặc co lại. Phương pháp này có thể bảo toàn tối ưu chất lượng sản phẩm ruột gối sau nhiều lần giặt.

Đầu tiên hòa tan hỗn hợp chất tẩy rửa đã chuẩn bị ở trên vào chậu nước vừa phải. Khuấy đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn và tạo bọt. Cho ruột gối vào chậu, đảo đều và bóp nhẹ ruột gối để các vết bẩn nhanh bị hoàn tan.

Bạn có thể ngâm ruột gối trong chậu khoảng 15 phút nếu khó giặt. Giặt lại ruột gối bằng nước sạch và xả nhiều lần cho đến khi chất tẩy rửa không còn trong gối nữa, nhẹ nhàng ép nước trong ruột gối ra. Không nên xoắn hoặc gấp ruột gối nhỏ nhiều lần, sẽ làm hỏng hình dáng ban đầu của ruột gối.

Phương pháp giặt máy

Nên giặt 1-2 ruột gối trong một lần giặt. Máy giặt giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời ruột gối sẽ khô nhanh hơn.

Cho bột giặt vào khoang quy định, không nên đổ trực tiếp bột giặt lên ruột gối vì có thể để lại cặn hoặc làm ruột gối bị hư hỏng, bợt vải.

Đặt ruột gối vào khoang giặt và chọn chế độ giặt nhẹ nhàng. Cho thêm 2 quả bóng tennis (nếu có) để ruột gối sau khi giặt căng phồng, không bị hỏng dáng.

Không sử dụng chế độ vắt đối với quy trình giặt ruột gối để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Sau đó, tiến hành phơi khô ruột gối dưới ánh nắng vừa phải tại các vị trí thông thoáng gió để ruột gối được đảm bảo khô và thơm tho.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.