Cách kỷ luật con bằng tình yêu thương

GD&TĐ - Tất cả trẻ em đều cần có giới hạn để cảm thấy an toàn. Kỷ luật là một công cụ quan trọng và hiệu quả, nhưng bạn cần sử dụng nó theo cách phù hợp.

Đừng la hét, đổ lỗi hoặc gắt gỏng để khiến con hiểu rằng bạn không hài lòng với hành vi của chúng. (Ảnh: ITN).
Đừng la hét, đổ lỗi hoặc gắt gỏng để khiến con hiểu rằng bạn không hài lòng với hành vi của chúng. (Ảnh: ITN).

Kỷ luật không giống như hình phạt khắc nghiệt. Nó chỉ đơn giản là dạy con hành vi nào được phép và hành vi nào không.

Với những phương pháp đúng đắn, kỷ luật có thể là một trải nghiệm tích cực và đầy yêu thương. Mặt khác, hình phạt về thể xác và la mắng sẽ chỉ khiến con sợ hãi và khuyến khích sự hung hăng.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kỷ luật con mình bằng tình yêu thương:

Giải thích thay vì ra lệnh

Đừng bảo con không được chạy lung tung với thức ăn trong miệng. Thay vào đó, hãy giải thích tại sao quy tắc này lại quan trọng. Nói với con rằng điều đó không an toàn vì chúng có thể bị nghẹn.

Công việc của cha mẹ là giúp con không bị tổn thương. Hãy giải thích một cách ngắn gọn bởi vì trẻ em thường bỏ qua những lý thuyết dài dòng.

Nói một cách kiên quyết nhưng tử tế

Đừng la hét, đổ lỗi hoặc gắt gỏng để khiến con hiểu rằng bạn không hài lòng với hành vi của chúng. Sử dụng giọng điệu chắc chắn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Hãy bình tĩnh khi giải thích lý do tại sao bạn không hài lòng với những gì con đã làm.

Nói với con những gì nên làm thay vì trách mắng

Nếu bạn tức giận với con đến mức sẵn sàng bùng nổ, hãy dành chút thời gian để bình tĩnh lại trước khi cố gắng kỷ luật chúng. (Ảnh: ITN).

Nếu bạn tức giận với con đến mức sẵn sàng bùng nổ, hãy dành chút thời gian để bình tĩnh lại trước khi cố gắng kỷ luật chúng. (Ảnh: ITN).

Khi bạn bắt gặp con sử dụng ghế sofa để nhún nhảy như một thứ đồ chơi ngoài công viên, thay vì trách mắng, hãy nói với chúng những gì lẽ ra chúng nên làm. Ví dụ: “Con có thể nhảy dưới sàn, chiếc ghế là để ngồi.”

Làm gương cho con

Nếu con liên tục nhìn thấy bạn có những hành vi như chửi bới, để bát đũa bẩn trên bàn, bạn sẽ khó khăn hơn để khiến chúng hiểu tại sao chúng nên cư xử khác đi. Hãy làm mẫu hành vi mà bạn muốn, đôi khi con sẽ làm theo sự dẫn dắt của bạn.

Không bao giờ đánh con

Đánh đòn thể hiện rằng bạn đang giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Hành động này có thể khiến con cảm thấy sợ bạn và hủy hoại niềm tin chúng dành cho bạn.

Đánh đòn có thể dừng một hành vi không mong muốn trong thời gian ngắn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ bị đánh đòn có nhiều khả năng đánh nhau với những đứa trẻ khác, trộm đồ và tham gia vào các hành vi chống đối khác. Chúng cũng có nhiều khả năng hành động bạo lực, hung hăng khi trưởng thành.

Tìm giải pháp thay thế cho hình phạt thể chất

Có thể cha mẹ của bạn đã dùng đòn roi và bạn cảm thấy rằng mình vẫn ổn. Nhưng nếu cha mẹ bạn biết những gì các nhà nghiên cứu hiện nay công bố thì họ có thể đã không làm điều đó.

Đánh đòn khuyến khích bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó cũng có thể nguy hiểm về mặt thể chất. Đánh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có thể gây tổn thương não và thậm chí tử vong.

Đưa ra những hậu quả thực tế

Đừng đe dọa con khi bạn đang tức giận. Ví dụ, đừng nói với trẻ mẫu giáo rằng nếu không mặc quần áo, trẻ sẽ phải ở nhà cả tuần.

Thay vào đó, hãy thể hiện một hậu quả ngay lập tức, chẳng hạn như đưa con đến trường mầm non trong bộ đồ ngủ.

Khi bạn nói rằng hành vi xấu sẽ gây ra hậu quả, hãy làm theo để nó không phải là một lời đe dọa suông. Nếu bạn không làm vậy, con sẽ biết rằng những gì bạn nói không thực sự có ý nghĩa.

Khen ngợi cho một hành vi tốt

Khi con làm tốt điều gì đó, chẳng hạn như nhặt đồ chơi mà không cần yêu cầu, hãy thể hiện sự đánh giá cao của bạn.

Tha thứ cho chính mình

Nuôi dạy con cái là một công việc khó khăn và bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm. Nếu bạn mắng con vì làm rơi bát đũa, đừng tự trách mắng mình.

Cứ thoải mái xin lỗi vì đã mất bình tĩnh và bắt đầu lại. Con sẽ noi theo tấm gương của bạn và chúng sẽ học được rằng cha mẹ có thể giận dữ với mình nhưng vẫn yêu thương mình.

Nếu bạn tức giận với con đến mức sẵn sàng bùng nổ, hãy dành chút thời gian để bình tĩnh lại trước khi cố gắng kỷ luật chúng. Đi sang phòng khác nếu cần, đếm đến 10 hoặc 20 và hít thở sâu. Sau đó hãy nghĩ xem bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào.

Dành thời gian nghỉ ngơi, nếu cần, sẽ giúp bạn kỷ luật con mình theo cách giúp chúng học hỏi từ những sai lầm mà vẫn cảm thấy được yêu thương.

Theo urmc.rochester.edu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ