Cách kiểm soát biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cách kiểm soát biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo GS.TS.BS. Jose Jardim - Giám đốc Trung tâm phục hồichức năng phổi tại Đại học Liên Bang São Paulo (Brazil), Cựu Chủ tịch Hội lồngngực Mỹ Latin, hiện nay gánh nặng triệu chứng vẫn tiếp tục tồn tại ở phần lớn bệnhnhân đang điều trị bằng thuốc giãn phế quản đơn trị, có thể dẫn đến việc khôngkiểm soát được các nguy cơ trong tương lai. 

Do vậy, cần cân nhắc liệu pháp giãnphế quản sớm hơn với thuốc giãn phế quản kép trên bệnh nhân COPD có triệu chứngvà nguy cơ đợt kịch phát thấp. 

Nếu được điều trị đúng phương pháp, tuân thủ hướngdẫn của bác sĩ, các triệu chứng có thể tạm ổn định, chức năng phổi được bảo tồn,người bệnh có thể sống và làm việc bình thường. 

Tuy nhiên, phải tránh gắng sứcquá mức và tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, hít phải khói thuốc hoặckhói chất đốt sinh khối.

PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấpTP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam - cho biết: tại Việt Nam, cácca COPD chiếm tỷ lệ khoảng 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên, nhưng đaphần các bệnh nhân ở giai đoạn sớm chưa được kiểm soát. Việc chẩn đoán và điềutrị sớm COPD rất quan trọng để bảo toàn chức năng phổi.

Hiện tại, các dữ liệu và nghiên cứu khoa học cho thấy, việcsử dụng thuốc giãn phế quản kép có tác dụng hiệu quả về cải thiện triệu chứng,cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống tốt hơn thuốc giãn phế quảnđơn mà không làm tăng thêm các tác dụng bất lợi.

Hen và COPD, cùng với các loại bệnh khác vẫn đang ảnh hưởngđến gần 700 triệu người trên toàn cầu, tương đương với dân số Châu Âu. Trongđó, số người mắc bệnh COPD là 329 triệu người và COPD là lý do thứ 3 dẫn đến tửvong trên toàn cầu. 

Mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên khi xuất hiện đợt cấp vớisự chuyển biến xấu bất ngờ của những triệu chứng gặp phải hằng ngày như là việccảm thấy khó thở hơn, ho nhiều hơn hoặc tăng tiết nhầy hơn. 

Đợt cấp khiến bệnhchuyển biến xấu đi một mức với chức năng phổi suy giảm nhiều hơn, nguy cơ nhậpviện và nguy cơ tử vong cao hơn.

Khi mắc COPD, người bệnh có nguy cơ bị suy hô hấp rấtcao. Vì thế, COPD tạo nên nhiều gánh nặng cho người bệnh từ sức khỏe, chi phíđiều trị, đến thời gian, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống... đều bị ảnhhưởng nghiêm trọng.

COPD cũng là 1 trong 10 bệnh gây tàn tật nhất trên thế giới vì 75% người mắc bệnh COPD sẽ bị hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày; 40% bệnh nhân COPD sẽ bị bắt buộc nghỉ hưu sớm; 73% bệnh nhân COPD bị khó thở ít nhất 2 lần một tuần.

Hơn một nửa số bệnh nhân COPD bị mất ngủ do các triệu chứng như ho, khó thở và thở khò khè ít nhất 2 lần một tuần. COPD còn có thể làm hạn chế khả năng leo cầu thang của bệnh nhân; 29% người mắc bệnh COPD trải nghiệm sự nghiêm trọng của bệnh tăng lên thường xuyên, trong đó 22% người phải nhập viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ