Cách khắc phục rạn nứt tường để ngôi nhà bền, đẹp

GD&TĐ - Gia chủ gia cố kết cấu, sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám các vết nứt, sau đó dùng sơn có tính năng co giãn sơn lại tường.

Cách khắc phục rạn nứt tường để ngôi nhà bền, đẹp

Rạn nứt tường có thể được chia thành 2 dạng chính: nứt kết cấu và nứt chân chim. Nứt kết cấu là những vết nứt có kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ qua những khe nứt vào sâu bên trong tường. 

Nứt kết cấu 

Thường xảy ra do bê tông có cường độ chịu nén thấp hoặc do trong quá trình thiết kế, các tính toán về kết hợp vật liệu xây dựng để chịu lực chưa đảm bảo. 

Tường bị nứt kết cấu.

Tường bị nứt kết cấu.

Các vết nứt có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu, độ bền của ngôi nhà. Để khắc phục, gia chủ nên gia cố kết cấu trước khi sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám các vết nứt. Chủ nhà nên sử dụng sơn có tính năng co giãn tốt như Dulux Weathershield Powerflexx để sơn lại sau khi đã hoàn tất việc xử lý vết nứt. 

Nứt chân chim

Xuất hiện hầu hết ở các công trình. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, nguyên nhân chính là lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô như: tỷ lệ trộn xi măng với cát, thời gian xây tô không đồng nhất, cách thi công không giống nhau giữa các lần... Điều này sẽ tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều, dưới tác động của thời tiết hoặc khi nền đất dịch chuyển nhẹ. Bên cạnh đó, lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim. 

Hầu hết, nứt chân chim xuất hiệnở các công trình.

Hầu hết, nứt chân chim xuất hiện ở các công trình.

Mưa và nước ngấm qua những vết rạn nứt có thể hủy hoại vẻ đẹp của tường ngoại thất. Trong trường hợp vết nứt chân chim đã xảy ra, gia chủ nên sử dụng vật liệu keo chuyên dụng để trám vết nứt và ngăn ngừa quá trình thấm bởi nước mưa.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.