Cách giữ sạch khăn lau bếp để không còn là 'ổ vi khuẩn'

GD&TĐ - Nhà bếp là nơi cư trú của tất cả các loại vi trùng và vi khuẩn. Những thứ này có thể đến từ con người, thực phẩm chưa nấu chín, vật dụng làm bếp.

Dụng cụ hỗ trợ vệ sinh quan trọng trong hầu hết các nhà bếp là khăn lau. (Ảnh: ITN).
Dụng cụ hỗ trợ vệ sinh quan trọng trong hầu hết các nhà bếp là khăn lau. (Ảnh: ITN).

Nói cách khác, phần lớn các bệnh nhiễm trùng do thực phẩm lây truyền trực tiếp trong nhà.

Một dụng cụ hỗ trợ vệ sinh quan trọng trong hầu hết các nhà bếp là khăn lau, thường được làm bằng cotton hoặc vải lanh, tuy nhiên, vì tay và các sản phẩm tươi sống chưa nấu chín thường chứa nhiều loại vi trùng khác nhau nên khăn lau rất dễ nhiễm vi khuẩn mà chúng tiếp xúc.

Trong một nghiên cứu sử dụng khăn lau thớt dùng để chế biến thịt gà sống có chứa vi khuẩn salmonella (có thể gây tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày), 90% khăn vải cũng bị nhiễm khuẩn salmonella.

Một số nghiên cứu đã xem xét các vi trùng mà khăn lau thường mang theo trong nhà bếp gia đình. Nghiên cứu đã lấy mẫu 100 chiếc khăn lau đã qua sử dụng và phát hiện thấy sự hiện diện rõ rệt của tụ cầu vàng Staphylococcus.

Loại vi khuẩn này thường thấy trên da nhưng cũng là mầm bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề như áp xe, nhiễm trùng khớp và thậm chí là viêm phổi.

Dẫu vậy, khăn lau vẫn cực kỳ hữu ích trong việc thu thập vi trùng, điều này không thể phủ nhận. Một nghiên cứu khác trên 46 nhà bếp đã tìm thấy nhiều loại vi khuẩn có hại sống trên bề mặt bếp, thường được làm sạch bằng khăn lau.

Các bề mặt được phát hiện có Enterobacter (có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tim, xương và mắt), Klebsiella (có liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi, bàng quang, não và máu), và E.Coli (có thể gây khó chịu cho dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu).

Một số nhà bếp cũng có Pseudomonas aeruginosa, loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng phổi. Bacillus subtilis, loại vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt và áp xe, cũng được tìm thấy ở hơn một nửa số nhà bếp được lấy mẫu.

Và tất cả các mẫu lấy từ nhà bếp đều được phát hiện có Staphylococcus và Micrococcus. Ở những người có hệ miễn dịch yếu, Micrococcus có liên quan đến nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như viêm phổi và viêm khớp nhiễm trùng cùng với nhiễm trùng mắt và tim.

Mức độ và loại vi trùng tìm thấy trên những chiếc khăn lau này bị ảnh hưởng bởi cách chúng được sử dụng, tần suất giặt và thời gian sấy khô.

Nguyên nhân khăn lau biến thành ổ vi khuẩn

Hầu hết khăn lau nhà bếp có thể bị nhiễm vi khuẩn ở mức độ cao. (Ảnh: ITN).

Hầu hết khăn lau nhà bếp có thể bị nhiễm vi khuẩn ở mức độ cao. (Ảnh: ITN).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khăn lau có nguy cơ nhiễm trùng và hầu hết khăn lau nhà bếp có thể bị nhiễm vi khuẩn ở mức độ cao. Khi đó, những vi trùng này rất dễ truyền sang bề mặt chế biến thực phẩm, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Nguy cơ lây nhiễm khi sử dụng khăn lau đã được giới y tế thừa nhận. Ở các bệnh viện tại Anh, khăn lau bằng vải không được phép sử dụng. Thay vào đó, bề mặt đặt các đồ sành sứ, dao kéo và chế biến thực phẩm dành cho bệnh nhân được làm sạch và lau khô bằng khăn giấy dùng một lần.

Một trong những lý do khiến khăn vải được coi như những ổ chứa vi khuẩn là vì chúng thường ẩm ướt. Nước tạo điều kiện cho vi trùng phát triển. Và vì vậy, một chiếc khăn ẩm để trong căn bếp ấm áp sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Vậy cách tốt nhất để vệ sinh khăn lau đã qua sử dụng là gì? Thực tế, khăn lau được treo trong không khí có xu hướng khô nhanh hơn là khi được cuộn lại, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ sinh sôi vi khuẩn trong khăn.

Các thí nghiệm liên quan đến vi khuẩn salmonella trên khăn lau, phát hiện ra rằng vi khuẩn sinh sôi trong tất cả các loại vải bị nhàu nát. Nhưng mức độ vi khuẩn đã giảm đi 1.000 lần nếu khăn được phơi khô trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.

Cách giảm vi trùng trên khăn lau

Để tránh khăn lau lây lan vi trùng xung quanh nhà bếp, bạn nên giặt khăn thường xuyên và nên để khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Sử dụng vải hoặc khăn giấy dùng một lần cho những khu vực bị ô nhiễm nặng, chẳng hạn như những khu vực có thịt sống, cũng có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Bạn nên giặt và phơi khô khăn lau bếp thật kỹ ít nhất một lần mỗi ngày hoặc sau khi sử dụng. Chính phủ Anh khuyến cáo nên vệ sinh khăn lau bằng cách giặt chúng trong máy giặt ở chu trình giặt nóng 90°C.

Nếu bạn giặt khăn bằng tay, hãy đảm bảo loại bỏ mọi vết bẩn và thức ăn dễ thấy bằng cách xả trong nước sôi hoặc chất khử trùng như thuốc tẩy, pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ủi khăn lau ở chế độ nóng cũng sẽ khử trùng hiệu quả khi nhiệt độ trên 90°C. Bạn cũng nên cất khăn lau đã giặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa thức ăn chưa nấu chín và tay bẩn.

Theo theconversation.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.