Theo báo cáo về việc làm tương lai năm 2025 của Diễn đàn kinh tế Thế giới, tư duy phân tích là một trong những kỹ năng các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng. Ngoài ra những kỹ năng khác như đối mặt với thử thách, khả năng linh hoạt trong công việc, lãnh đạo và giao tiếp xã hội cũng được đánh giá rất cao trong quá trình tuyển dụng.
Tác giả bài viết là Samantha Shane - Một giáo viên giảng dạy chương trình Giáo dục Nghề nghiệp và Kỹ thuật (CTE) tại New Jersey. Thế mạnh của cô là giảng dạy cho học sinh trung học muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành giáo dục. Samantha đang định hình những trải nghiệm CTE có liên quan và hấp dẫn, giúp học sinh tự chủ trong việc học của mình.
Trong quá trình giảng dạy tại trường trung học giáo dục Nghề nghiệp và Kỹ thuật (CTE), tôi luôn cố gắng tìm cách giúp học sinh trau dồi những kỹ năng cần có để học sinh sẵn sàng đối mặt với cuộc sống sau này, tất nhiên là thông qua thực hành thực tế.
Dưới đây là cách tôi đã thiết kế một bài tập để học sinh có cơ hội thực hành cách định hướng thị trường công việc ngày nay.
Bước 1: Phân tích mô tả công việc
Với bước đầu tiên của dự án tôi đã yêu cầu các em tập trung vào các đặc điểm của những ứng cử viên tiềm năng. Điều tôi muốn các em hiểu được rằng những ứng cử viên tiềm năng không phải lúc nào cũng có chung một đặc điểm nhận dạng và phần lớn họ có những tiềm năng có thể khai thác thông qua việc sắp xếp cho họ vào một vị trí phù hợp. Điều này dẫn đến bài học về cách điều hướng quy trình tuyển dụng.
Khi học sinh được cung cấp mô tả công việc thực tế, các em sẽ học được cách nhìn tổng quan về tương lai trong việc tìm kiếm việc làm của mình. Việc hướng dẫn học sinh khoanh vùng thông tin từ quảng cáo tuyển dụng và điều chỉnh đơn xin việc để phù hợp với công việc cho phép các em hiểu rõ hơn về công việc mà mình đang ứng tuyển.
Trong quá trình này cũng giúp các em dự đoán những câu hỏi có thể được hỏi trong quá trình phỏng vấn và đảm bảo công việc các em đang tìm kiếm là phù hợp với bản thân mình.
Đối với bài tập về nhà, các em sẽ ghi chú lại các đặc điểm cần có, trình độ học vấn được ưu tiên và các kỹ năng tiềm năng mà ứng viên phù hợp nên có. Khi học sinh phân tích mô tả công việc, các em cần ghi chú lại những câu hỏi có thể sẽ hỏi trong quá trình phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Bước này khiến học sinh suy nghĩ nghiêm túc về những gì nhà trường đang tìm kiếm, cũng như đưa ra các câu trả lời lý tưởng cho những câu hỏi.
Thông thường một số câu hỏi của họ tập trung vào ứng viên cung cấp các ví dụ cụ thể để đảm bảo ứng cử viên có những kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong quá trình thực hiện bài tập này, các em cũng bày tỏ với tôi sự ngạc nhiên khi nhận ra phần lớn những bài đăng tuyển dụng tập trung nhiều hơn vào kinh nghiệm thay vì trình độ học vấn. Các sinh viên khác cũng nêu quan điểm khi nhận ra bài đăng tuyển dụng tập trung vào kinh nghiệm hơn là trình độ học vấn.
Khi học sinh quay trở lại lớp học, họ thảo luận về mô tả công việc và xác định 3 điểm chính theo nhóm để tóm tắt các khía cạnh quan trọng nhất của mô tả công việc. Các em cũng sẽ phải chia sẻ các câu hỏi phỏng vấn dễ xuất hiện theo quan điểm cá nhân của mình và nêu bật những câu hỏi phù hợp nhất sẽ giúp tìm ra ứng viên tiềm năng cho nhà tuyển dụng.
Bước 2: Phân tích sơ yếu lý lịch theo nhóm
Tôi chia sinh viên của mình thành bốn nhóm và giao cho mỗi nhóm một ứng viên. Nhiệm vụ của các em là chỉ ra được những ưu, nhược điểm của ứng viên. Mục tiêu đặt ra ở đây là các em phải trở thành chuyên gia về ứng viên đó như thể các em chính là người môi giới nghề nghiệp và đang bán ứng viên của mình cho bên tuyển dụng.

Học sinh phải lập danh sách ưu, nhược của ứng viên được giao trên một tài liệu chung của cả lớp và đưa ra các phản biện giải thích cho điểm yếu của ứng viên đó. Các em rất hào hứng khi trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho các ứng viên của mình. Ngoài ra, học sinh còn sử dụng các câu hỏi phỏng vấn lý tưởng để giải quyết các mối bận tâm về những điểm hạn chế trong CV.
Bước 3: Tuyển dụng được ứng viên tiềm năng
Sau đó công đoạn trên, học sinh được chuyển sang một nhóm ngẫu nhiên với ứng viên hoàn toàn khác. Nhóm học sinh mới này được giao nhiệm vụ tuyển dụng được ứng viên tốt nhất trong số CV được phát, miễn sao đạt được hết các yêu cầu mô tả công việc cũng như có tiềm năng hoàn thành tốt vai trò.

Trong cuộc thảo luận ban đầu của các nhóm, các em đã thiết lập một quy tắc để chia sẻ ứng viên mình chọn và đưa ra quyết định. Các em dành nhiều thời gian để đặt câu hỏi cho nhau, bảo vệ ứng viên của mình cũng như nghiên cứu thật kĩ CV để tạo được mối liên hệ giữa mô tả công việc và ứng viên phù hợp nhất.
Thông qua hoạt động này, học sinh có thể rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và tự bảo vệ mình cũng khả năng vực dậy khi thừa nhận rằng có thể ứng viên mình lựa chọn không phải là người phù hợp nhất cho công việc.
Bước 4: Suy ngẫm
Khi cuộc thảo luận đã đến những giai đoạn cuối cùng, học sinh đã phát triển được khả năng phân tích, điều hướng lại những ý kiến trái chiều. Học sinh lật ngược lại vấn đề xuất hiện có trong bài đăng tuyển dụng rồi sử dụng các bằng chứng, tích cực thu hút các thành viên của nhóm khác bằng các câu hỏi liên tiếp và học cách chấp nhận nhường lại ứng viên mình đã chọn khi người khác thuyết phục được bằng cách chỉ ra được những ưu điểm nổi trội cũng như giải thích hợp lý về hạn chế của ứng viên đó sao cho nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng.
May mắn thay trong lớp học của tôi, phần lớn các em đã thành công trong việc thuyết phục các bạn trong lớp không lấy ứng viên mà mình đã chọn. Đối với thanh thiếu niên, việc khuất phục trước áp lực xã hội hoặc suy nghĩ của người khác là một thách thức.
Hoạt động này giúp học sinh có cơ hội được sử dụng tiếng nói của mình trước đám đông. Không chỉ dừng lại ở đó, hoạt động này cũng dạy được học sinh hiểu được thế nào là sự đồng cảm và suy nghĩ khác về những gì làm nên sự hiệu quả của một người.
Đến cuối dự án, cả lớp đã cùng nhau thảo luận về những điều các em tự rút ra được trong quá trình thực hiện. Có em ngạc nhiên về mối liên hệ giữa các nghề nghiệp khác và nghề giảng dạy. Một số khác nhận ra được tầm quan trọng của việc rà soát kĩ thông tin xuất hiện trong mô tả công việc để đảm bảo đó chính là nơi làm việc phù hợp với năng lực của mình.
Bước 5: Mở rộng
Sẽ luôn có nhiều cách để có thể mở rộng dự án bài tập này như một phần của công ty chuyên xử lý hồ sơ tuyển dụng. Bạn có thể mời một chuyên gia trong lĩnh vực như quản lý của bộ phận nhân sự để trao đổi sâu hơn quy trình thực tế trong quá trình tuyển dụng ở các công ty hoặc một người chuyên phỏng vấn đánh giá ứng viên, chấm điểm và báo lại với bộ phận nhân sự. Mặt khác, học sinh cũng có thể tự tạo ra CV giả dựa trên một mô tả công việc có thật để thực hành phỏng vấn lẫn nhau.
Trang bị cho học sinh các kỹ năng để nhận định và điều hướng thị trường việc làm đang thay đổi và tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng của thế kỷ 21 sẽ giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc phỏng vấn - và được tuyển dụng - khi họ bắt đầu sự nghiệp của mình.