Đó là vấn đề dùng câu hỏi để dạy học, giúp HS tương tác trong lớp và hiệu quả học tập tốt lên.
Đặt câu hỏi phù hợp cho HS
Nếu hỏi thầy giáo xem họ có dùng các câu hỏi để giúp trong việc giảng dạy hay không, câu trả lời không hề thay đổi với vẻ tự tin luôn là “có”.
Giáo viên, mặc dù mức độ kết quả có thể khác nhau, đều cảm nhận đặt câu hỏi là cách dễ nhất để khuyến khích HS tương tác hơn trong các bài học.
Mọi người dường như đương nhiên chấp nhận khuynh hướng này cho tới khi lại đặt ra câu hỏi tiếp: Nên đặt câu hỏi bằng cách nào để những câu trả lời biểu lộ thông minh tối đa, chứng tỏ HS thật sự chăm chú theo dõi bài giảng.
Đa phần giáo viên cho rằng câu hỏi mang lại hiệu quả mang tính ngẫu nhiên, tổng quát hoặc những câu hỏi biểu hiện cảm nhận trực giác qua bài học. Họ thường nghĩ HS nêu nhiều câu hỏi có nghĩa các em chăm chú theo dõi bài học hơn.
Một quan niệm sai lầm khác là chỉ những câu hỏi để mở vấn đề, mới biểu lộ suy tư ở mức cao hơn. Có thể điều này đúng. Tuy nhiên, một giáo viên phải coi cách đặt câu hỏi là nhằm nâng cao hơn nhận thức và về mặt kỹ thuật đòi hỏi chiến lược giáo dục gắn liền với những lợi ích do câu hỏi mang lại.
Kiểu hỏi không phù hợp được phản ánh trong những câu hỏi không có khả năng nhận biết của HS. Nếu giáo viên sử dụng và lạm dụng câu hỏi, HS sẽ ra sao nếu vẫn không biết trả lời những câu hỏi tương tự khi được yêu cầu?
Để khuyến khích HS đặt câu hỏi mang lại hiệu quả, giáo viên cần theo một số nguyên tắc về hỏi trong lớp học. Quan trọng nhất trong số nguyên tắc này là giáo viên nên cố đặt câu hỏi với từng HS trong lớp.
Nguyên tắc thứ nhất
Hầu hết các giáo viên mắc sai lầm là chỉ đặt câu hỏi với những HS sáng dạ. Làm vậy không có căn cứ giáo dục vững chắc. Những HS yếu hơn có thể bị cố ý gạt sang một bên bởi giáo viên chỉ thích trả lời các câu hỏi một cách thông minh.
Phương pháp hỏi tốt là cho cơ hội ngang bằng với mỗi HS để các em dự phần vào quá trình học. Thậm chí khi một HS trả lời: “Con không hiểu”, giáo viên cũng không nên chịu thua. Nên hỏi tiếp một câu hỏi hoặc diễn giải dài dòng câu hỏi cho phép HS thêm một cơ hội nữa.
Đặt câu hỏi đơn giản, giáo viên nên thành tâm cung cấp cho mỗi em một cơ hội để tham gia học hỏi qua câu hỏi. Điều này bao gồm cả những HS cố tránh gặp ánh mắt giáo viên bằng cách nhìn lảng, và những em không bao giờ chịu giơ tay.
Nguyên tắc hai
Một cách khác nữa là đòi hỏi HS chứng minh tất cả mọi câu trả lời là đúng. Điều này nhằm bảo đảm suy nghĩ phức tạp cùng với tiến trình suy tư ở trình độ cao hơn.
Một cách khác nữa là yêu cầu các HS chứng minh tất cả các câu trả lời. Điều này bảo đảm các em phải suy nghĩ, với cả những em trình độ yếu.
Thí dụ, rất dễ trả lời câu hỏi: “Hôm nay em cảm thấy thế nào?”. Tuy nhiên, khi giáo viên tiến xa hơn và hỏi tiếp: “Tại sao em đáp như vậy?”, các em hẳn sẽ phản ứng khác.
HS phải nghĩ sâu hơn về lý do khiến em đưa ra câu trả lời mà các em vừa đáp. Các em suy nghĩ cùng nhau và diễn đạt sao cho dễ hiểu.
Điều này cũng có thể thực hiện theo kiểu “hỏi – đáp – hỏi”, trong đó giáo viên đưa ra một câu hỏi, làm rõ câu trả lời, và hỏi tiếp câu hỏi cần chứng minh cho câu trả lời.
Nguyên tắc ba
Hỏi không nên khuyến khích trả lời kiểu võ đoán. Thí dụ, có giáo viên đặt câu hỏi: “Ai có thể đoán được nào?” hoặc “Các em đoán thử…”. Nếu HS đưa ra câu trả lời thiếu đắn đo, tại sao chúng ta lại dạy các em rằng giả thuyết là một câu đoán thông minh? Có sự khác biết rất lớn giữa một câu đoán thông minh và một câu đoán mò.
Trong khi cách trước hết phải dựa vào tìm hiểu và suy nghĩ, cách sau là trả lời lung tung. Trả lời thiếu suy nghĩ trong tiến trình học hỏi sẽ phá hỏng lòng tin vào sự hiểu biết. Do vậy, hiệu quả đặt câu hỏi yêu cầu giáo viên hỏi những câu sao cho khuyến khích HS lý luận và trả lời theo cách có suy nghĩ.
Hiệu quả
Giáo viên đặt một câu hỏi có hiệu quả mang lại không khí thoải mái tự nhiên trong lớp học. Các HS thụ động trở nên hoạt động. Những em nào dựa nhiều vào giáo viên nay trở thành những em biết tự suy nghĩ.