Cách chọn mua hồng xiêm, 10 quả cả 10 đều chín ngon ngọt

Cách chọn mua hồng xiêm, 10 quả cả 10 đều chín ngon ngọt

Cách chọn hồng xiêm

Màu sắc: Hồng xiêm nếu ngâm bột sắt, có màu vàng thẫm. Còn hồng xiêm bình thường vẫn thấy có vân xanh qua lớp vỏ mỏng, màu vàng nâu nhạt hơn.

Vỏ hồng xiêm: Hồng xiêm được ngâm hóa chất vỏ thường trơn bóng và hầu như là không có tì vết nào. Trong khi đó, hồng xiêm chưa ngâm thì vỏ không trơn bóng. Để kiểm tra, khi người dùng mua hàng, nên cầm quả lên và sờ qua vỏ ngoài. Nếu vỏ quá láng mịn, trơn bóng, không có bột xung quanh vỏ, người dùng nên tránh.

Chỉ nên chọn những quả có màu sáng, sờ thấy vỏ nhám, có cát, da mỏng, mềm, đó mới là hồng xiêm không bị ngâm hóa chất.

Mùi vị: Hồng xiêm chín không ngâm thuốc có mùi thơm dịu, cát mịn, ăn có vị ngọt mát. Trong khi đó hồng xiêm ngâm hóa chất để chín ép, vị ngọt đậm và không có mùi vị đặc trưng của hồng xiêm.

Cách ăn hồng xiêm ngon nhất

Thường để ăn hồng xiêm thì cần dấm chín chứ không đợi chín cây.

- Cách thông thường hay dùng để dấm là lót dưới đáy thùng tùy ý một lớp lá xoan. Đặt hồng xiêm vào thùng và đốt vài nén hương cắm vào bên trong rồi đóng chặt nắp đợi khoảng 2 – 3 hôm là chín ngay.

- Cách 2 là ngâm quả vào nước vôi trong từ 2 – 3%, 1 ~ 1,5 tiếng để ra hết mủ màu trắng. Vớt ra đợi khô ráo, xếp hồng xiêm vào thùng gốm hay sành, đậy nắp, đốt vài nén hương đợi vài ngày là đã ăn được.

- Nếu mua hồng xiêm chưa kịp chín hay bẻ xuống thì dùng cách này sẽ an toàn.

- Bên cạnh đó, có nhiều hồng xiêm bị dấm chín bằng hóa chất không tốt gây nhiều loại bệnh. Vì vậy cần biết chọn để tránh nhé.

- Hồng xiêm nếu ngâm hóa chất như bột sắt thì vỏ màu vàng thẫm. Không có vân xanh như bình thường vẫn thấy ở lớp vỏ mỏng, màu vàng nâu hơn.

- Đặc biệt vỏ quả dấm hóa chất thường trơn bóng hơn và hầu như không có tì vết so với quả thường sẽ ráp hơn. Hơn nữa vì bị chín ép nên vị ngọt đậm nhưng không có mùi vị đặc trưng hồng xiêm nữa.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.