Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh về đường hô hấp

GD&TĐ -Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện nên thường bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công. Bên cạnh đó nhiệt độ thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các bệnh lý thường gặp

Bệnh viêm mũi: Vào mùa đông, trẻ dễ mắc bệnh viêm mũi. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, dẫn tới những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm tai, viêm phổi, viêm xoang cấp.

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1–3 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một tuần đến 10 ngày hoặc dài hơn. Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi họng bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, ho, đau rát họng, mắt ngứa hoặc chảy nước mắt, nhức đầu, đau khắp người, sốt nhẹ.

Viêm họng cấp tính: Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, mấy giọng, ho và có thể kèm theo sổ mũi.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virus. Nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, thậm chí dẫn tới biến chứng tại cơ tim và van tim.

Viêm phế quản, biến chứng viêm phổi: Bệnh lý trẻ thường bắt gặp khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi nếu không chữa trị hiệu quả kịp thời có thể dẫn tới bệnh…

Ở nhiều trẻ, khi mắc bệnh thường chỉ có triệu chứng như sổ mũi trong, ho nhẹ. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng thường thấy sốt cao, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm li bì.

Bệnh Cúm: Trẻ em là nhóm dễ mắc bệnh lý này do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh và có khả năng lây lan.

Triệu chứng thường gặp như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

Cách phòng ngừa

Mặc ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, nhất là khi cho trẻ ra ngoài vào các thời điểm sáng sớm hoặc tối, chú ý giữ ấm phần cổ và ngực cho trẻ, ngoài ra ở các vị trí khác như bàn chân, bàn tay, ngực.

– Hạn chế hoặc không để cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

– Tránh cho trẻ ăn thức ăn trực tiếp từ tủ lạnh kem đá, đồng thời đảm bảo cho trẻ uống nước ấm.

– Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nên bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ.

– Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, hay khóc, ho, …cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, hoạt động này nhằm phát hiện yếu tố nguy cơ, hay phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...