Cách bảo con không cướp đồ chơi của Trang Hạ được nghìn mẹ tâm đắc

"Những kẻ vô văn hóa luôn chơi với trẻ con theo kiểu này: Thấy trẻ con cầm gì thì lấy cái đấy của trẻ con. Rồi chờ trẻ mè nheo mới trả, bắt trẻ phải ạ thật to mới trả."

Cách bảo con không cướp đồ chơi của Trang Hạ được nghìn mẹ tâm đắc

Trang Hạ vốn được xem là một người phụ nữ cá tính và hiện đại hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực. Người ta biết đến cô là một nhà văn, một nhà báo, một nhà truyền thông, một dịch giả và đồng thời cũng là một người đàn bà sở hữu rất nhiều những phát ngôn gây tranh cãi.

Mới đây, nữ nhà văn sinh năm 1975 lại một lần nữa có một bài viết vô cùng đáng chú ý về vấn đề dạy trẻ thương lượng, không cướp đồ chơi, không ăn vạ. Bài viết của Trang Hạ một lần nữa gây bão facebook và nhận được sự đồng cảm của hàng chục nghìn phụ huynh.

cach bao con khong cuop do choi cua trang ha duoc nghin me tam dac - 1

Nguyên văn bài viết đáng chú ý của Trang Hạ về cách dạy con không ích kỷ

Nhà có hai đứa chênh nhau chưa tới 2 tuổi, vậy là thằng anh và thằng em suốt ngày chí chóe. Khi em vừa ra đời, anh thấy em bú mẹ thì anh giằng em ra mà khóc. Khi em 1 tuổi thì anh lên 3, vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 thì thôi rồi, đừng nói anh biết nhường nhịn em cái gì. Sự ích kỷ lúc đó là bản năng.

Anh lên 4 tuổi thì đã biết lập mưu để mách mẹ, tìm cách để chơi cái gì với em cũng giành phần thắng về mình, đồ chơi thì cái gì anh thích, anh giấu biệt. Bố mẹ thường xuyên phải làm quan tòa vì anh em tranh giành đồ chơi của nhau, đòi hỏi yêu sách, lườm nhau, giật đồ của nhau. Buổi sáng mẹ chở hai anh em đi học, nếu mẹ bế ai lên xe máy trước, là bé còn lại khóc! Sự ích kỷ bây giờ đã thành nhu cầu sở hữu.

Nhưng, bây giờ bé 4 tuổi mới là lúc đủ hiểu biết để mẹ có thể dạy bé cách không giành đồ chơi, không cướp, không tranh, không giằng co, không đánh, không ăn vạ. Mình dạy con thế này:

- Nếu anh muốn cướp đồ chơi của em: Tại sao lại phải cướp? Mẹ sẽ dạy con cách làm cho em ngoan ngoãn sung sướng dâng đồ chơi bằng hai tay cho con!

Nguyên tắc là phải Cho thứ này mới được Lấy thứ kia! Con tìm một thứ gì mà em thật thích, ví dụ một đồ chơi khác, một con thú khác, một món ăn ngon, một đồ chơi mới mẻ kiểu như cho cái xúc xắc vào cái cốc uống trà mà xóc, dạy em cách vẽ mới theo kiểu lấy bút màu tô chồng lên trên mặt người trên tờ báo v.v... Đảm bảo em sẽ vội vã đưa ngay đồ chơi cho con, để chạy theo thứ kia!

Trăm lần như một, bé anh và bé em vừa vui vừa sung sướng! Ai cũng có thứ đang thích!

- Nếu bạn cùng ngõ cướp mất chỗ ngồi trên ghế xích đu ở sân chơi mà con đang chơi vui: Không việc gì phải khóc, khóc không bao giờ giải quyết được vấn đề gì! Việc con cần làm là Cho bạn một thứ gì đó thật hay ho để lấy lại chỗ ngồi, chứ không phải tức tối đứng ì ra đấy, rồi về mách mẹ!

Con ra cầu trượt mà chơi, con ra bập bênh mà chơi, hãy tỏ ra đang chơi thật vui sướng, thật say sưa, chẳng thèm tranh với đứa khác làm gì. Hãy trượt cầu trượt thật vui, nghĩ ra trò mới như cho cái dép của mình đi cầu trượt, còn mình để sẵn một cái lá ở dưới chân cầu trượt. Mỗi lần cái dép lao xuống trúng vào cái lá, vậy là bé nhà mình kêu ầm lên vui sướng như một thành công hiển hách. Hoặc trượt thì xuýt xoa tiếc rẻ. Ngay lập tức thằng hàng xóm quen thói tranh cướp vội bỏ xích đu chạy ra hóng hớt, rồi đòi phi dép bằng được.

Mặc kệ nó! Việc của con bây giờ là, chổng mông lên ngồi xích đu! Hãy để những thằng kia luôn phải chạy theo, vậy có sướng không!

Kết quả bây giờ: Thằng anh đã đi học Tiểu học, mỗi khi dạy dỗ em trai, nó vẫn nói những câu của mẹ: "Phải Cho thứ này thì mới Lấy được thứ kia chứ! Khóc không giải quyết được vấn đề gì cả!"

cach bao con khong cuop do choi cua trang ha duoc nghin me tam dac - 2

Mình thực ra dạy các con cách thương lượng. Lớn lên, con sẽ phải thương lượng với rất nhiều người khác: Muốn đồ chơi, muốn được xem phim yêu thích, muốn được đi chơi như người ta, muốn được người ta giúp, muốn nhờ vả ai v.v...

7h tối gọi chồng về ăn cơm không được, nghĩa là bà vợ đã thất bại, vì không ai dạy cho bà vợ ấy nguyên tắc của thương lượng. Và bà vợ ngay giây phút nhấc máy lên gọi "Bao giờ anh về?" nghĩa là đã tự chấp nhận rằng mình thua trong một cuộc thương lượng. Tại sao lại phải về? Tại sao lại phải gọi? (Mình đã nói việc này vài lần trong những cuộc đi trò chuyện tại các công sở).

Nhưng các con không hề biết, trong lúc chờ các con đủ 4 tuổi, mẹ phải chiến đấu với cả thế giới này. Những kẻ vô văn hóa luôn chơi với trẻ con theo kiểu này: Thấy trẻ con cầm gì thì lấy cái đấy của trẻ con. Rồi chờ trẻ mè nheo mới trả, bắt trẻ phải ạ thật to mới trả.

Mình ghét loại đàn ông đàn bà như thế, họ tưởng đang dạy trẻ một bài học về lòng thảo hiền, phải chia sẻ với người khác. Không đâu, đang dạy trẻ ích kỷ, đang dạy trẻ cướp giật thì có! Nó đi ngược lại nguyên tắc giáo dục của mình. Họ đang dạy trẻ rằng, có thể phi lý cướp đoạt, có thể cướp giật không cần lý do, có thể yêu sách bắt nạt kẻ bé hơn.

Mình thường trừng mắt với những người lớn hay đùa con cái mình bằng việc cướp những thứ trong tay chúng. Đấy là những kẻ đã to đùng mà còn chẳng học được cách nào chơi với trẻ con một cách văn minh.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.