Sinh con và nuôi dạy con, bố mẹ nào cũng mong muốn con thông minh, giỏi giang. Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ than con ù lì, trí nhớ kém, chậm tiếp thu, không được thông minh như bạn bè rồi đưa con mình đến gặp bác sĩ.
Thực tế, trẻ không tự thông minh. Trí thông minh và khả năng học hỏi của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, môi trường giáo dục…
1. Di truyền
Di truyền là một trong những nhân tố quyết định phần lớn đến trí thông minh của trẻ. Cha mẹ có chỉ số IQ cao thì trẻ sẽ không có chỉ số thông minh thấp.
Nếu cha mẹ là người cùng tỉnh thì chỉ số thông minh trung bình của trẻ là 102, còn nếu ở khác tỉnh, trẻ sinh ra sẽ có IQ 109. Nếu như hai người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau thì sinh con có chỉ số thông minh giảm rõ rệt.
Điều đó dễ thấy khi trong một gia đình có bố mẹ tài giỏi và biết nuôi dạy con tốt thì người con cũng sẽ giỏi giang như vậy. Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền ra, cha mẹ cũng không nên quá chủ quan hay lo ngại rằng mình thế này thì con cũng thế, bởi không chỉ di truyền mà còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
2. Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và đặc biệt là trí thông minh của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu đời sẽ đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra từ vựng lúc 3 tuổi và bài kiểm tra trí thông minh lúc 7 tuổi.
Trong sữa mẹ có một loại vật chất rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các nhà khoa học gọi đó là taurine. Hàm lượng taurine trong sữa mẹ cao gấp 10 lần hàm lượng taurine trong sữa bò. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm số trí tuệ cao hơn những trẻ em khác từ 3 – 10 điểm. Sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3.
3. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài di truyền, trí thông minh của trẻ phải được kích thích hằng ngày qua cách dạy dỗ khoa học của ba mẹ: qua âm nhạc, trò chơi, truyện kể, hoặc qua việc học ngôn ngữ… và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng vô cùng to lớn của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ.
Dinh dưỡng trong bào thai và những năm đầu đời là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thần kinh. Chế độ ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não và kích thích quá trình ghi nhớ, sáng tạo. Những thức ăn nhiều dinh dưỡng cho trẻ như những thức ăn chứa nhiều Taurin, DHA, Vitamin B12, Omega 3, 6, 9… sẽ rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con, nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Chất béo cung cấp năng lượng quan trọng và giúp hấp thu các vitamin cần thiết như vitamin A, D, E, K cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên một số bà mẹ lại sợ ăn dầu mỡ gây tiêu chảy, hoặc kiêng cử dầu mỡ khi trẻ bị cảm. Chính định kiến sai lầm này làm cho trẻthiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng để chống bệnh và gây chậm tăng trưởng, thiếu vitamin…
Nhiều trẻ hiện nay măng chứng biếng ăn. Điều này là cự kỳ nghiêm trọng vì nếu biếng ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và trí tuệ. Suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12... tác động xấu tới sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của trẻ.
Ngoài ra, trẻ tham ăn hoặc ăn quá nhiều thịt thì chỉ số thông minh cũng giảm. Chưa kể đến việc ăn nhiều thịt về số lượng và chất lượng có thể mắc một số bệnh rất nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì...
Trẻ thông minh mà không ăn sáng cũng bị ảnh hưởng; vì việc hấp thụ protein, đường, yếu tố vi lượng vào buổi sáng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự phát triển của trí não.
Điều này sẽ khiến trẻ có kết quả và khả năng tiếp thu chậm hơn so với các bạn khác. Do vậy, cha mẹ cần phải tạo một thói quen ăn sáng lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ, vừa tốt cho sức khỏe, vừa lợi cho trí óc.
4. Môi trường sống, hoàn cảnh gia đình
Giai đoạn trẻ em là giai đoạn phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Bất cứ những rối loạn nào xảy ra trong lứa tuổi này cũng để lại những hệ quả và có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Sự phát triển não bộ và hệ thần kinh về mặt khối lượng và thể tích sẽ hoàn thành lúc trẻ tròn 6 tuổi. Vì vậy, chăm sóc cho trẻ em là nuôi dưỡng và giáo dục một thế hệ tương lai của đất nước. Mối quan tâm này cần một tác động kép cả về phát triển thể chất và trí thông minh.
Nếu như trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường quá đơn điệu, khô khan, nhất là không cảm nhận được tình yêu thương trong cách giáo dục của mẹ, chỉ số trí tuệ của trẻ không cao.
Một nghiên cứu đã cho thấy, chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Trong khi đó, chỉ số IQ trung bình ở những trẻ 3 tuổi sống trong một môi trường tốt lên tới 91,8.
Ngược lại nếu trẻ được sống trong một môi trường tốt, điều đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển không ngừng của trẻ. Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng như nhau, giống như đứa trẻ mới lọt lòng đứa nào cũng như đứa nào, đỏ hỏn đầy nếp nhăn. Môi trường giáo dục, môi trường sống sẽ tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt.
5. Thể trạng cơ thể
Cơ thể khỏe mạnh hay yếu kém cũng là một nhân tố tác động đến trí thông minh của trẻ. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico đã phân tích IQ trên khắp nước Mỹ và đưa ra kết luận rằng, việc mắc các bệnh truyền nhiễm có tác động lớn đến sức mạnh của bộ não.
Nguyên nhân của điều này là do con người, đặc biệt là trẻ em, dành rất nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của bộ não. Nếu mắc bệnh làm phân tán số năng lượng này, trí thông minh chắc chắn bị ảnh hưởng tiêu cực.
Khi trẻ bị bệnh đương nhiên phải dùng đến thuốc, và điều này là cực kì không tốt. Nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt là các thuốc kháng sinh dùng trong thời gian dài.