Các tổ chức giáo dục “biến nguy thành cơ” nhờ chuyển đổi số

GD&TĐ - Ông Bùi Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Tổ hợp GD&ĐT Quốc tế Sydney (Hệ thống Anh ngữ Sydney Academy) - đã có những chia sẻ với báo Giáo dục & Thời đại về việc chủ động thích ứng trước khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Ông Bùi Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Tổ hợp GD&ĐT Quốc tế Sydney chia sẻ với báo GĐ&TĐ.
Ông Bùi Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Tổ hợp GD&ĐT Quốc tế Sydney chia sẻ với báo GĐ&TĐ.

Vượt qua khó khăn

Theo ông Bùi Tuấn Anh, bài học lớn nhất là Sydney Academy “học được” thời gian qua là “chuyển đổi số” gắn với cải thiện chất lượng đào tạo từ feedbacks (các góp ý) của phụ huynh, học sinh.

Theo ông Tuấn Anh, việc đổi mới dạy học luôn gặp khó khăn, thử thách khi mới bắt đầu nhưng việc áp dụng linh hoạt giải pháp đã giúp Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney thực sự “khác biệt”. Chẳng hạn, nhân sự của công ty làm việc ở Hà Nội nhưng nhà lại ở TP.HCM.

“Điểm mạnh của chương trình học tiếng Anh tại Sydney là học viên tiếp cận trực tiếp. Tuy nhiên, khi đào tạo online, hiệu quả đạt được vẫn cao do giáo viên chủ động đưa ra phương pháp học tập chủ động, sáng tạo, không theo khuôn mẫu, đặt người học làm trung tâm, tương tác liên tục để không khí buổi học sôi nổi.

Các bài học sáng tạo, tiết kiệm chi phí, bắt mắt, thuận tiện. Học sinh tối về vẫn có thể học trực tiếp với giảng viên của Sydney Academy”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney còn áp dụng công nghệ 3D vào dạy học. Giáo viên và học sinh có thể tương tác qua không gian lớp học ảo; tham gia thư viện số chỉ bằng click chuột; áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ học viên bất kể thời gian… 

“Trước vô vàn khó khăn về mặt bằng, lãi suất ngân hàng, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney nỗ lực tìm ra con đường riêng với cách làm đổi mới, tiên phong. Đó là nắm bắt nhu cầu học IELTS rất lớn của học sinh. Tuy nhiên, để các em tin tưởng lựa chọn, Sydney Academy đã thể hiện sự uy tín, đẳng cấp ngay từ khâu tư vấn đến giảng dạy, chăm lo kiến thức người học suốt quá trình học tập, đồng thời nâng cao năng lực cho 20.000 giáo viên dạy tiếng Anh…”, ông Bùi Tuấn Anh chia sẻ.

Diễn giả Phạm Đức Định của Tổ hợp GD&ĐT Quốc tế Sydney.
Diễn giả Phạm Đức Định của Tổ hợp GD&ĐT Quốc tế Sydney.

Dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2021, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney vẫn mở thêm 10 cơ sở mới ở các tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa, Lạng Sơn… Để đạt được điều này, công ty đã có nhiều quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân viên, giáo viên và sẵn sàng trải “thảm đỏ” cho nhân tài mới.

“So với mặt bằng chung, chế độ đãi ngộ của Sydney Academy trội hơn hẳn so với trung tâm khác như nhận lương đúng thời hạn, thưởng thêm theo hiệu quả công việc. Sydney Academy trao cơ hội cho người giỏi nhất kết hợp với công nghệ hiện đại nhất để chuyển hóa sản phẩm đào tạo…“, ông Tuấn Anh nói.

Bài học thành công

Từ thành công của Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney, ông Bùi Tuấn Anh cho rằng ngành giáo dục cần hỗ trợ và tạo điều kiện nhiều hơn để Hệ thống Anh ngữ Sydney Academy nói riêng và các doanh nghiệp tư nhân nói chung có thể đóng góp nhiều hơn, trong đó có vấn đề khảo thí và đánh giá độc lập.

Dẫn chứng tỉnh Nam Định đứng thứ 25 toàn quốc môn tiếng Anh nhưng “vươn lên” thứ 5, ông Tuấn Anh cho rằng, chương trình thí điểm giảng dạy tiếng Anh với giáo viên nước ngoài đã thực sự đem lại “trái ngọt”. 

Cụ thể, trong 3 năm Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức thi Olympic tài năng tiếng Anh, Nam Định đều đạt kết quả xuất sắc. Nếu như năm 2015, địa phương có 3 em dự thi và đạt giải. Tới năm 2016, có 5/6 em dự thi đoạt giải. Một năm sau, có 6/6 em đoạt giải. Kết quả thi Olympic tiếng Anh trên Internet, thi TOEFL dành cho học sinh phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực. 

Theo ông Bùi Tuấn Anh, thành công ở Nam Định chỉ rõ việc giao lưu, trao đổi, học hỏi giữa giáo viên tiếng Anh bản xứ và giáo viên Việt Nam đã khắc phục điểm yếu cố hữu lâu nay trong dạy học là phát âm, giao tiếp thực tế… Đặc biệt, học sinh tại các trường THPT thực sự tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài, thay vì chỉ trả lời và hỏi những câu hỏi ngắn, nay các em đã tự tin chia sẻ cuộc sống đời thường, tâm sự bản thân… mà không cần có thầy cô đứng bên “nhắc bài”. 

Sắp tới, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo quốc tế Sydney và Tổ chức khảo thí IELTS quốc tế IDP (IDP Education) sẽ hợp tác để tập huấn cho học sinh, giáo viên nhiều tỉnh thành về phương pháp học tập, thi thử bài thi IELTS.

Diễn giả - Thạc sĩ Phan Trọng Khôi với các chương trình Hội thảo trực tuyến.
Diễn giả - Thạc sĩ Phan Trọng Khôi với các chương trình Hội thảo trực tuyến. 

Là chuyên gia giảng dạy IELTS và đào tạo giáo viên Tiếng Anh của khối THPT của Hà Nội, thầy Phan Trọng Khôi chia sẻ giáo viên tại Sydney Academy được lựa chọn trên nhiều tiêu chí như bằng cấp, kỹ năng sư phạm, kỹ năng tương tác với phần mềm…

“Các buổi học sẽ được ghi hình để giáo viên có thể cải thiện cách truyền tải kiến thức tới học viên ngay từ 1-2 tuần đầu tiên. Sắp tới, Sydney Academy cũng sẽ liên kết với các đối tác cả nước để đào tạo IELTS cho hàng ngàn học viên, đặc biệt là TP.HCM, Nghệ An, Hà Nội…”, thầy Phan Trọng Khôi chia sẻ.

Theo thầy Khôi, thầy cô và gia đình cần đồng hành cùng các bạn học sinh trước kỳ thi IELTS. Hiện, Sydney Academy đã có phần mềm báo cáo, đánh giá trình độ học viên qua thời gian thực, tức là học lực mỗi học viên sẽ thể hiện rõ qua con số định tính chứ không còn định lượng chủ quan của giáo viên. 

Theo ông Bùi Tuấn Anh, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney đã ký thỏa thuận với khoảng 100 trường công lập để đưa giáo viên nước ngoài vào giảng dạy tiếng Anh tăng cường và đưa chương trình IELTS vào giờ ngoại khóa.

Nhấn mạnh lợi thế của chứng chỉ IELTS, vị này cho hay với điểm IELTS 4.0 học sinh đã được miễn thi tốt nghiệp THPT, trong khi điểm IELTS 6.0 thì nhiều trường Đại học sẵn sàng tuyển thẳng. Riêng năm 2021, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney đã đào tạo được khoảng 30.000 học sinh.

Thực tế, Tổ hợp Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney phối hợp đào tạo với khoảng 10.000 tài khoản học tiếng Anh trực tuyến (giá trị 1 năm) sẽ đến tay các em học sinh ở Lai Châu, Thanh Hóa, Cà Mau… 

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ