Thói quen số 1
|
Để luộc mì, nhiều người thường cho thêm một chút muối vào nồi nước vì tin rằng, nước sẽ sôi nhanh hơn.
Bạn sẽ tốn thời gian hơn khi luộc mì trong nước mặn
Việc cho thêm muối khiến nhiệt độ ở điểm sôi của nước tăng lên. Bởi vậy, thời gian luộc chín mì càng lâu hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho muối vào nước vì chúng giúp mì có vị đậm đà hơn.
Thói quen số 2
|
Nhiều người hạn chế đun nấu thức ăn bằng lò vi sóng vì cho rằng cách chế biến này sẽ phá hủy hết chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Bạn có thể yên tâm chế biến đồ bằng lò vi sóng
Bất cứ cách nấu nướng sử dụng nhiệt độ cao nào đều làm mất đi các chất dinh dưỡng. Trên thực tế, lò vi sóng là lựa chọn thông minh nhất để làm giảm lượng tổn thất các chất có trong thức ăn. Lý do là thời gian nấu thường ngắn hơn nhiều.
Thói quen số 3
|
Nếu muốn giữ được lâu, thức ăn phải để nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh.
Bạn có thể cho thức ăn nóng vào tủ lạnh
Đồ ăn vẫn được bảo quản tốt dù bạn cho chúng vào tủ lạnh khi nóng hay đã nguội hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng có thể khiến các thức ăn đặt xung quanh bị nóng lên.
Thói quen số 4
|
Bạn không bao giờ mở bếp khi đang nướng dở thịt gà, tôm, bánh vì sợ đồ ăn sẽ không chín đều.
Bạn có thể tắt bếp, mở lò trong trường hợp cần thiết
Không mở bếp khi đang nướng thức ăn sẽ giúp nhiệt độ trong lò được ổn định. Tuy nhiên, khi cảm thấy thức ăn chín nhanh hơn dự liệu, bạn có thể mở ra để kiểm tra và điều chỉnh thời gian phù hợp.
Thói quen số 5
|
Nếu cho dầu vào nồi nước đang sôi, mì sẽ không bị dính vào nhau và dễ dàng chế biến hơn.
Bạn đang lãng phí dầu ăn
Khi bạn cho dầu vào nước luộc, mì sẽ trở nên trơn trượt và không quyện với nước sốt. Bởi vậy, các đầu bếp chuyên nghiệp không bao giờ áp dụng mẹo này. Họ sẽ chỉ đảo đều sợi mì để chúng không dính vào nhau.
Thói quen số 6
|
Khi tay bị bỏng do nấu ăn, bạn có bao giờ lấy đá để chườm chỗ sưng phồng?