Mexico City, thủ đô của Mexico đứng ở vị trí thứ hai về lượng rác xả ra, chỉ sau New York: 12 triệu tấn mỗi năm. Năm 2011, Mexico City đã cho đóng cửa bãi chứa rác lớn nhất của thành phố, gây ảnh hưởng tới việc thu gom, xử lý và chế biến rác thải đô thị. Một số sáng kiến đã được đưa ra như cho người dân mua bán vật liệu tái chế, đổi lấy phiếu mua rau quả tươi.
Thành phố xả nhiều rác thứ ba là Tokyo. Sở hữu số dân gấp đôi Mexico City, nhưng thành phố này lại tạo ra ít rác hơn, nhờ thông qua chương trình tái chế để cắt giảm lượng chất thải.
Mumbai (Ấn Độ) là thành phố nhiều rác thải thứ tư với 11 mét tấn rác mỗi ngày. Túi nhựa và chai lọ lấp kín các máng nước, số rác bị đốt gây ra ô nhiễm không khí và phần còn lại được chất đống trong các bãi rác mở khổng lồ.
Ở Delhi, lượng rác thải tăng 50% trong khoảng thời gian từ 2007-2012. Vấn đề rác thải và khói bụi có thể khiến nơi đây trở thành thành phố bẩn nhất thế giới.
Ở Jakarta, một trong những thành phố phát triển nhất thế giới, nhiều người dân thường vứt rác thải gia đình ở những đường nước chảy gần nhất. Mỗi ngày, 100 tấn rác được thu thập ở bãi biển của những hòn đảo cách đất liền 5 dặm.
Ở Cairo ( Ai Cập), mỗi người tạo ra 625 kg chất thải rắn mỗi năm. Chưa kể việc cho lợn ăn những thức ăn thừa đã bị gián đoạn vì một đợt bùng phát cúm keo.
Về phương diện quốc gia, Mỹ là quốc gia tạo ra nhiều rác nhất trên thế giới, trung bình 2,58kg/người, cao hơn đáng kể so với những quốc gia giàu có khác như Nhật, Anh, Pháp. Theo báo cáo của công ty nước đóng chai Nalgene, 5 thành phố lãng phí nhất của Mỹ là Houston, Cleveland, Atlanta, Tampa và Indianapolis.
Ở Trung Quốc, việc tăng dân số dẫn đến lượng rác thải tăng gấp đôi. Theo ghi chép của Globe and Mail, trung bình mỗi ngày, Trung Quốc tạo ra 1,12kg rác/người, cao hơn 10% so với Ontario, dù GDP/người lại thấp hơn 6 lần.
Một thành phố có vấn đề về chất thải phụ thuộc vào việc họ vứt rác như thế nào. Nếu không có cơ sở hạ tầng thu thập rác, chúng sẽ bị vứt ở các sông, kênh rạch, đường phố, và kết quả là tình trạng lộn xộn mất vệ sinh như ở Bangalore và Delhi.
Hiện nay, nhiều thành phố đã và đang tìm kiếm, áp dụng các chính sách hiệu quả để giúp giảm lãng phí và tiêu dùng./.