Các nội quy vô lý trong nhà trường Nhật

GD&TĐ - Tháng 10 năm 2010, ở Osaka, một nữ sinh trung học đã đâm đơn kiện ban giám hiệu trường trung học quận Osaka đòi bồi thường danh dự. Nguyên nhân là ở trường này, người ta yêu cầu cô nhuộm mái tóc màu hạt dẻ tự nhiên thành màu đen.  Đòi hỏi thay đổi đặc điểm bẩm sinh của con người một cách vô lý như vậy liệu có phù hợp với nền tảng giáo dục?   

 Các nội quy vô lý trong nhà trường Nhật

Sẽ kiểm tra nội quy trường học trên cả nước

Trước khi vào trường, người ta đã đề nghị mẹ nữ sinh xác nhận rằng, đó là màu tóc tự nhiên bẩm sinh, nhưng sau đó lại yêu cầu cô bé nhuộm thành màu đen, nếu không thì không được đến trường nữa.

Khách quan mà nói, việc đối xử như vậy đối với học sinh là không bình thường, tuy nhiên, các nội quy vô lý và phi logic như vậy tồn tại không chỉ ở trường phổ thông quận Osaka. Đây là lý do để các cơ quan đấu tranh chống sự chế giễu học sinh phát động phong trào bãi bỏ các nội quy mang tính lăng nhục. Họ đã bắt đầu một đợt kiểm tra đặc biệt các nội quy của nhà trường và tìm kiếm các phương pháp cho phép bãi bỏ những nội quy như vậy.

Tháng 2 năm 2018, họ đã thăm dò ý kiến 2.000 người từ 15 đến 50 tuổi. Bảng thăm dò gồm các câu hỏi về việc những người tham gia đã vấp phải các nội quy nào của nhà trường hồi học THCS và THPT. Như dự đoán, thế hệ những người đến trường THCS và THPT từ giữa những năm 1970 đến 1980, khi xã hội đang đấu tranh với bạo lực học đường và các hiện tượng xã hội khác, đã phải hứng chịu những đòi hỏi nghiêm khắc nhất.

Sau đó là giai đoạn mềm hóa các nội quy, nhưng hóa ra, trong những năm gần đây, số lượng các quy định về chiều dài của váy, màu tóc... lại tăng lên. Thêm vào đó là các quy định về màu của quần áo lót, về cấm nhổ lông mày, sử dụng máy uốn tóc... Có cả những quy định cấm dùng kem chống nắng và kem bảo vệ môi, các loại mỹ phẩm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Người ta thường nói về việc các giáo viên nam kiểm tra độ dài của váy và màu quần áo lót của nữ sinh - “những biện pháp giáo dục” này, rõ ràng, không khác xâm hại tình dục bao nhiêu.

Ông Sunaga Yūji, phó giám đốc và một trong những người thành lập dự án “Hãy ngăn chặn sự giễu cợt” kể với chúng tôi rằng, trên trang web của dự án có khoảng 150 người viết về những trải nghiệm của mình liên quan tới các nội quy mang tính lăng nhục của nhà trường. Thông thường đó là những hồi ức buồn, những lời than phiền về những chuyện đã diễn ra gần 30 năm trước. Mọi người trút bỏ sự giận dữ và căm tức của mình.

Những quy định gây căng thẳng

Ông Sunaga Yūji nói rằng, vấn đề không chỉ giới hạn trong sự phi logic của các nội quy. Vấn đề còn ở chỗ trên cơ sở của chúng, người ta áp dụng các hình phạt thể chất, thậm chí đôi khi người ta đặt ra cho học sinh những yêu cầu không trực tiếp xuất phát từ các nội quy này, khiến cho học sinh bị căng thẳng thần kinh thêm. Như vậy, các nội quy này đẻ ra những vấn đề loại hai và loại ba.

Ví dụ, chỉ cần một học sinh vi phạm nội quy, là cả lớp phải chịu trách nhiệm, đồng thời có thể bị mắng công khai trước mặt các học sinh khác. Bằng những biện pháp như vậy, họ làm học sinh sợ hãi để không dám vi phạm nội quy của nhà trường, sau đó học sinh lại bắt đầu theo dõi nhau. Điều này đôi khi trở thành nguyên nhân của sự giễu cợt, đã xảy ra nhiều trường hợp học sinh không thể sống trong môi trường căng thẳng như vậy và bỏ học.

Theo ông, một độc giả nữ thú nhận rằng rất lo lắng, không biết cô có vi phạm quy định mặc đồng phục nhà trường không, cô cảm thấy bất an khi các bạn cùng lớp theo dõi nhau nhiều hơn là nội quy đòi hỏi, và đã bỏ học, còn một bạn đọc nam sinh ra trong một cuộc hôn nhân quốc tế giữa công dân Nhật Bản và Mỹ, kể rằng không giáo viên nào hoạnh họe về màu tóc của anh ta cả, nhưng các bạn cùng lớp vốn quen công kích những kẻ khác biệt, đã buộc tội anh ta vi phạm nội quy, vì vậy anh ta phải thôi học.

Ông Sunaga Yūji cho rằng, không thể giải quyết vấn đề chỉ bằng mỗi việc phê phán giáo viên và nhà trường. Thực tế, viết bài trên trang web của dự án không chỉ là những học sinh bị các nội quy của nhà trường hành hạ, mà còn có cả các giáo viên, họ lên tiếng kêu cứu. Họ viết rằng chính họ cũng không hiểu cơ sở khoa học của các nội quy đó và không thể giải thích nổi cho học sinh, nhưng buộc phải kiểm tra việc thực hiện của các em.

Cảm nhận được sự phi lý của các nội quy này, nhưng họ không thể làm gì được, vì tại các cuộc họp của cán bộ lãnh đạo nhà trường, ý kiến của các vị lãnh đạo thắng thế, họ có quyền quyết định. Rằng những giáo viên ủng hộ học sinh có thể bị đuổi việc. Như vậy, rõ ràng những vấn đề của các giáo viên bị mắc kẹt giữa hệ thống nhà trường và quyền lợi của học sinh có một ý nghĩa cấp thiết.

Tìm kiếm phương pháp tích cực thay cho sự cấm đoán

Những năm gần đây, số lượng các quy định về chiều dài của váy, màu tóc... lại tăng lên. Thêm vào đó là các quy định về màu của quần áo lót, về cấm nhổ lông mày, sử dụng máy uốn tóc... Có cả những quy định cấm dùng kem chống nắng và kem bảo vệ môi, các loại mỹ phẩm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Thậm chí các giáo viên nam được kiểm tra độ dài của váy và màu quần áo lót của nữ sinh - “những biện pháp giáo dục” này, rõ ràng, không khác gì xâm hại tình dục.

Theo ông Sunaga Yūji, không nên làm phức tạp hóa tình hình đối với những giáo viên đã bị dồn vào ngõ cụt, và cho rằng hiện nay cần một phương pháp khác, tích cực hơn – làm thế nào để cải thiện tình hình.

Sunaga Yūji nói rằng, cho đến nay thực sự chưa có hệ thống đánh giá và kiểm tra hiệu quả các nội quy của nhà trường. Ví dụ, quy định về kiểu tóc của học sinh để làm gì? Việc thực hiện quy định này có mang lại hiệu quả giáo dục không?

Nếu như nó không có hiệu quả thì cần phải được xem xét lại và qua đó giảm bớt gánh nặng cho những người thực hiện lẫn những người giám sát việc thực hiện. Ông nói rằng mục đích của dự án không phải là hủy bỏ một cách bừa bãi tất cả các nội quy, mà cho rằng có thể tìm thấy một phương pháp mới và đề xuất những cách thức cải thiện chúng.

Bản thân ông Sunaga Yūji cũng là nạn nhân của các nội quy nghiệt ngã của nhà trường. Hồi học lớp 4, vì bị giễu cợt ông đã phải bỏ học. Đó là một trải nghiệm cay đắng- hơn 2 năm rưỡi ông thậm chí rất khó khăn mỗi lần bước ra khỏi nhà.

Về sau ông vào học “trường tự do” do tổ chức “Tokyo Shure” thành lập và chính trong ngôi trường này ông phục hồi mối liên hệ của mình với xã hội, không vào học trường bình thường nữa. Ông đã thành lập dự án nói trên, bắt đầu đi thuyết giảng khắp nơi trong nước và tích cực đấu tranh với các nghị sĩ trong quá trình xây dựng dự luật chống sự giễu cợt trong nhà trường. Theo ông, một trong nhữngnguyên nhân của tình trạng bi đát nói trên là ở Nhật Bản có quá ít các phương án thay thế nhà trường phổ thông bình thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.
“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.