Các gói chính sách hỗ trợ người lao động đã đi vào cuộc sống

GD&TĐ - Sau khi dịch bùng phát, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động để chia sẻ với doanh nghiệp cùng phát triển.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quang Khánh
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quang Khánh

Trong phiên chất vấn chiều 10/11, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: liên quan tới kết quả thực hiện các gói chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 126 như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: năm 2021, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người bảo trợ xã hội, người có công, trẻ em, người nghỉ hưu.

Bộ trưởng khẳng định, tất cả chính sách bài bản, sau khi dịch bùng phát, Bộ có tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền và Quốc hội ban hành khẩn trương chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động để chia sẻ với doanh nghiệp cùng phát triển.

“Các giải pháp mang tính chất tình thế, giải quyết tức thời nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, chúng tôi cùng Bộ Tài chính, ngành ngân hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm ngày làm đêm để ban hành các chính sách hỗ trợ thiết thực”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Theo Bộ trưởng, đến nay cơ bản chính sách đi vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. Các gói hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, do giãn cách kéo dài và số lượng người phục vụ quá lớn, khâu tổ chức thực hiện và lực lượng cơ sở còn nhiều vấn đề nên các chính sách còn khuyết điểm như: một số người nhận hỗ trợ chậm, một số người chưa được nhận, thậm chí có trường hợp phát nhầm, nhận nhầm.

Cũng chất vấn ở nhóm vấn đề này, đại biểu Lò Thị Việt Hà (đoàn Tuyên Quang) hỏi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng, liệu có đạt hiệu quả như mong muốn không?

Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết: sau 4 tháng, tuy chính sách còn một số bất cập, nhưng cơ bản đang đi đúng hướng, hiệu quả, thiết thực, được dư luận xã hội và người thụ hưởng đánh giá cao.

Tuy nhiên, thời gian 4 tháng còn ngắn so với chính sách, bởi vì khoảng 50% chính sách có yếu tố hỗ trợ ngay tức thì, còn lại là chính sách kéo dài hơn như: vay trả lương, phục hồi sản xuất đến hết tháng 3/2022, chính sách đào tạo lại lực lượng lao động sau giãn cách kéo dài đến hết tháng 6/2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.