Các địa phương thể hiện tinh thần trách nhiệm cao

GD&TĐ - Gần đến thời điểm Kỳ thi THPT quốc gia, các cụm thi đều đã sẵn sàng, phòng thi, điểm thi được chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất, thuận lợi nhất; các đội tình nguyện viên vào cuộc hỗ trợ thí sinh; cán bộ làm thi ở các cụm thi đều xác định tinh thần trách nhiệm cao, nhận phần vất vả về mình mà tạo thuận lợi cho thí sinh.

Các địa phương thể hiện tinh thần trách nhiệm cao

Vùng phía Bắc đã sẵn sàng

Tại Quảng Ninh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Tuế, cho biết: Cụm thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh có tổng số 8.493, được tổ chức tại 25 điểm thi, dự kiến số lượng phòng thi là 354 phòng. Số lượng cán bộ coi thi của đơn vị chủ trì cụm thi là 437 và 392 cán bộ, giảng viên của đơn vị phối hợp.

Đến thời điểm này, các đơn vị được giao tổ chức thi với sự phối hợp của các ban, ngành đã sẵn sàng cho công tác tổ chức thi thuận lợi, an toàn. Xác định, địa bàn Quảng Ninh trải rộng, có sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các địa phương cùng với những khó khăn khách quan nên chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thi của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để cùng phối hợp với quan điểm là tinh thần, trách nhiệm cao, tổ chức tốt nhất kỳ thi.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, tỉnh Sơn La có 2 cụm thi. Cụm thi do Trường Đại học Tây Bắc chủ trì có 2.901 thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng được tổ chức tại 5 điểm thi với 113 phòng thi.

Cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì có 7.260 thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, tổ chức tại 31 điểm thi tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Cho đến thời điểm này, các đơn vị được giao chủ trì cụm thi đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, phòng thi, lực lượng bảo vệ, vận chuyển và bàn giao đề thi, bảo quản đề thi, bài thi theo đúng quy chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh

Báo cáo của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia thành phố Hà Nội, với 76.113 thí sinh đăng ký dự thi, Hà Nội tổ chức tới 6 cụm thi gồm 104 điểm thi, 2.714 phòng thi. Trong đó 5 cụm thi do các trường đại học chủ trì gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp và 1 cụm do Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì tổ chức cho những thí sinh thi để xét tốt nghiệp.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức Cụm thi số 1 với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 12.623 được chia thành 373 phòng thi, bố trí tại 16 điểm thi. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được hoàn tất.

Trường đã huy động 946 giảng viên và CBVC làm nhiệm vụ coi thi. Công tác tập huấn cho tất cả giám thị và Ban chỉ đạo các điểm thi đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Trường cũng huy động gần 400 sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi, đảm bảo an ninh trật tự và giao thông tại các điểm thi, hỗ trợ thí sinh và người nhà.

Cụm thi do Trường Đại học Thủy lợi chủ trì có 8 điểm thi với 402 phòng thi và 12.763 thí sinh dự thi. Trường đã huy động gần 1.000 CB, GV và sinh viên năm cuối của Trường Đại học Thủy lợi tham gia công tác coi thi, các đơn vị phối hợp chỉ cử cán bộ phục vụ, bảo vệ và nhân viên y tế phục vụ tại điểm thi.

Tại điểm thi Trường Đại học Thủy lợi thí sinh còn được làm bài thi trong các phòng thi được trang bị điều hòa. Trường cũng huy động 200 sinh viên tình nguyện giúp giải đáp thông tin, hướng dẫn địa điểm phòng thi tại mỗi điểm thi cho thí sinh.

Miền Trung, các đội tình nguyện hỗ trợ thí sinh

Ở Nghệ An, để tổ chức cho 21.691 thí sinh dự thi tại 701 phòng thi, 5 cụm thi và 35 điểm thi tại TP Vinh, Trường Đại học Vinh đã huy động 3.050 lượt cán bộ chỉ đạo, coi thi, bảo vệ và phục vụ thi. GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, Chủ tịch HĐCT cho biết: Xác định đây là kỳ thi có tính cạnh tranh rất cao, đối tượng tiêu cực luôn tìm mọi sơ hở các khâu trong tuyển sinh để lợi dụng (thi kèm, thi hộ, sử dụng tài liệu, móc ngoặc cán bộ làm công tác thi, cướp bài, đe dọa cán bộ...).

Chính vì thế, chúng tôi chủ trương phối hợp các lực lượng thực hiện tốt công tác an ninh. Cùng với đó, huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng hỗ trợ thí sinh. Đến nay, mọi công việc từ tổ chức thi cho đến việc đảm bảo trật tự giao thông, vệ sinh môi trường, nơi ăn ở, sinh hoạt... cho khoảng trên dưới 50.000 người ở thành phố Vinh đã sẵn sàng.

Tỉnh Quảng Nam cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia, trong đó đặc biệt lưu tâm hỗ trợ cho các thí sinh ở miền núi. Theo đó, đối với cụm đại học, thí sinh là người dân tộc thiểu số được các trường tham mưu UBND huyện trợ cấp tiền tàu xe, như Trường THPT Bắc Trà My có tám học sinh dân tộc thiểu số, được UBND huyện hỗ trợ mỗi em 200.000 đồng tiền tàu xe. Trường Phổ thông DTNT Nước Oa còn tổ chức cho học sinh đi thi tại Tam Kỳ, lo xe đưa rước, ăn uống... Đối với cụm thi tốt nghiệp THPT: Hầu hết các trường đều tổ chức cho các em ăn ở tại trường.

Còn tại Bình Định, TP Quy Nhơn đã thành lập 17 đội tình nguyện với 200 tình nguyện viên, ra quân tại 17 điểm đón tiếp thí sinh như: Bến xe; các giao lộ chính, địa điểm thi, các nút giao thông... để tư vấn cho thí sinh cùng người nhà thí sinh về nhà trọ, đường đi, địa điểm thi, giá cả sinh hoạt, phương tiện giao thông. Các đội này sẽ cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội và hỗ trợ người nhà thí sinh ở các điểm thi và nơi ở trọ.

Đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 4.000 chỗ trọ giá rẻ, 518 chỗ trọ miễn phí và hơn 1.300 suất ăn miễn phí (sẽ phát vào ngày 1 - 2/7), vận động tài trợ trên 30.000 lít nước khoáng, áo, dù che nắng... để phục vụ cho chương trình cũng như hỗ trợ cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn về tham dự kỳ thi tuyển sinh.

Được giao phối hợp tổ chức thi tại cụm thi số 02 – tỉnh Hà Giang có 4.971 thí sinh, được chia ra thi tại 13 điểm với 184 phòng thi, từ rạng sáng 27/6, hơn 200 cán bộ, giảng viên của Viện Đại học Mở Hà Nội đã chia thành 13 mũi xung kích lên Hà Giang. TS Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội - cho biết: Chúng tôi đã phải thành lập 13 đoàn cán bộ coi thi, giám sát thi phối hợp tại 13 điểm thi.

Theo chỉ đạo của Bộ là tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Hà Giang lại được coi là vùng khó nhất nước, quán triệt chủ trương của Bộ, anh em chúng tôi xác định là nhận phần vất vả về mình để tạo thuận lợi nhất cho thí sinh. Đến thời điểm này, từ các điểm thi xa nhất và cũng cách trở nhất như Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng Su Phì… các cán bộ được giao nhiệm vụ đều đã tập kết đến điểm thi an toàn, sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho tổ chức thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.