Các cơ sở y tế dành ít nhất 40% nhân lực để sẵn sàng chi viện

GD&TĐ - Thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế đề cập đến tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 và an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng 13/8.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, công tác điều trị bao giờ cũng phải chuẩn bị ở mức cao hơn, và phải chuẩn bị kịch bản có tình huống xấu hơn diễn ra trên địa bàn. Tuy nhiên, Bộ trưởng nêu thực tế, khi dịch xảy ra, một số địa phương lúng túng do chuẩn bị không đầy đủ.

Trước hết, các địa phương phải rà soát lại tất cả các đầu mục cần chuẩn bị, trong đó chuẩn bị giường bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế hay oxy. Ví dụ, nếu tầng 2 phải chuẩn bị HFNC (thở oxy lưu lượng cao qua mũi) thì tầng 3 phải chuẩn bị máy thở.

Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại oxy đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tỷ lệ mức độ nặng và tử vong.

Thực tế phòng chống dịch cũng cho thấy, hầu hết địa phương khi có nhiều ca nhiễm lại có xu thế trông chờ Trung ương chi viện nhân lực. Bộ trưởng nhắc lại trong bối cảnh hiện nay, các địa phương phải huy động tối đa nhân lực y tế cả công lập và tư nhân.

Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành y có quyền trưng dụng và yêu cầu y tế tư nhân tham gia chứ không phải chỉ trên tinh thần hợp tác, ông yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ để khi bệnh nhân có nhu cầu là tiếp cận được cơ sở y tế.

Đào tạo nhân lực cũng rất quan trọng, trong đó có vấn đề về chăm sóc, sử dụng máy thở. Phân chia ca kíp và dự phòng lây nhiễm cho nhân viên cũng cần lưu ý bởi phải duy trì được lực lượng y tế mới đảm bảo chăm sóc điều trị bệnh nhân.

Bộ đã có yêu cầu các cơ sở y tế phải dành ít nhất 40% nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương không đáp ứng được tình huống dịch diễn biến phức tạp. Hiện nay, Bộ Y tế và các địa phương đã và đang điều động lượng nhân lực lớn hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ có dịch nặng nề.

Đối với TP Hồ Chí Minh, hiện nay Bộ Y tế đã có hỗ trợ tổng lực cho thành phố. Bộ Y tế đã thành lập 5 trung tâm ICU điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch tại thành phố này.

Bộ Y tế có 4 bệnh viện hạng đặc biệt gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế thì cả 4 bệnh viện này đều ở TP Hồ Chí Minh. Các bệnh viện này đã tiếp nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch. Bên cạnh đó, Bộ Y tế  đã hình thành nên các trung tâm điều trị ICU tại Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.