Cà Mau: Cá bổi “mắc cạn”

GD&TĐ - Người dân nuôi cá bổi (các sặc rằn) ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh và TP Cà Mau (Cà Mau) đang gặp khó khăn do thời tiết nắng hạn kéo dài, nhiều hộ nuôi cá đứng trước nguy cơ thiệt hại.

Bà con lo lắng vụ cá bổi năm nay không bằng năm trước
Bà con lo lắng vụ cá bổi năm nay không bằng năm trước

Nghề nuôi cá bổi đã phát triển tại Cà Mau hơn chục năm nay, hiện nay mô hình được đánh giá là mang lại hiệu quả và ổn định. Cứ sau thời gian thu hoạch cá muộn nhất là sau Tết Nguyên đán, bà con lại cải tạo ao đầm, để tiếp tục thả nuôi.

Tuy nhiên, trước tình hình nắng hạn ngay gắt hiện nay những hộ đang thả nuôi thì kêu trời vì nguồn nước bị kiệt, môi trường nước bị ô nhiễm, cá rất chậm lớn trong khi chi phí khá tốn kém.

Ông Nguyễn Văn Khuyến - hộ nuôi cá bổi đã nhiều năm tại xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) - cho biết: Như mọi năm, hiện nay số cá bổi hơn 3 tháng tuổi này phải đạt trọng lượng 25 - 30 con/kg, nhưng năm nay ước chừng phải hơn 35 con/kg.

“Gia đình tôi có 2 ao nuôi cá bổi, với diện tích khoảng 3.000 m2. Năm rồi vụ cá mang lại cho gia đình số tiền hơn 80 triệu đồng. Năm nay, trước tình hình này, không chỉ tốn kém hơn vụ trước nhiều, mà càng kéo dài thời gian nuôi thì rủi ro càng cao”.

Hiện nay gia đình ông Khuyến hằng ngày phải bơm nước giếng khoan xuống để duy trì mực nước tối thiểu dành cho đàn cá. Tuy nhiên, trước thực trạng chưa có gì tiến triển, ông không chỉ đang lo chuyện thua lỗ mà còn sợ mất cả “chì lẫn chài” nếu mùa mưa không đến sớm hơn.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chủ đầm cá Tạ Minh Ðương chia sẻ: “Hai đầm cá bổi của tôi đang ở giai đoạn 4 tháng tuổi, cần phải thay nước thường xuyên. Nhưng hiện nay, tất cả ao, đìa, kênh, rạch đều đã khô cạn, nguồn nước dự trữ cũng không còn nên thời gian gần đây xảy ra hiện tượng cá chết rải rác. Nếu thời tiết nắng nóng như thế này kéo dài thì cá sẽ hao hụt rất nhiều”.

Nhiều hộ tranh thủ cải tạo lại ao chờ nước để thả cá
Nhiều hộ tranh thủ cải tạo lại ao chờ nước để thả cá

Thực trạng nắng hạn kéo dài, lượng nước trong các ao đầm đều đã khô cạn, không chỉ ảnh hưởng đến những hộ đang nuôi cá bổi mà đối với những hộ đang chuẩn bị đầu tư nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nhân giống.

Ông Lý Thanh Tùng (ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) - cho biết: “Mọi năm, tháng này gia đình tôi cũng như bà con ở đây đều đã nhân giống cá bổi, thậm chí thả nuôi được 1 - 2 tháng. Riêng năm nay, thời điểm này chưa có giọt nước nào nên bà con đành phải chờ mưa xuống mới bắt đầu nhân con giống”.

Cũng trong tình trạng treo đầm chờ nước, ông Trịnh Thành Văn - chia sẻ: Một số bạn nuôi cùng địa phương, vì sốt ruột sợ trễ vụ không thu hoạch được ngay dịp Tết sẽ mất giá, họ đã mua con giống ở nơi khác đưa về nuôi. Không biết vì giống kém chất lượng hay môi trường khắc nghiệt quá mà nhiều hộ thiệt hại gần gần hết. “Ban đầu tôi cũng có ý định mua giống về thả nhưng thấy nắng hạn khiếp quá, không dám làm. Cũng may, chứ không tiền triệu theo hạn mặn đi luôn rồi”, ông Văn nói.

Theo thống kê, Cà Mau có hơn 300 ha diện tích nuôi cá bổi, tập trung chủ yếu ở huyện Trần Văn Thời với trên 200 ha. Diện tích thả nuôi trên địa bàn hiện nay chưa đạt 50%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.