Cá chết trắng hồ ở Thanh Hóa: Lấy mẫu nước xét nghiệm

GD&TĐ - Ngày 18/7, hiện trượng cá chết tại hồ Mật Sơn (ở khu phố Mật Sơn 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) vẫn tiếp tục xảy ra. Lực lượng cảnh sát môi trường Thanh Hóa (Công an Thanh Hóa) đã đến hiện trường lấy các mẫu nước để tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc.

Sáng 18/7, hiện tượng cá chết nổi trên hồ Mật Sơn tiếp tục xảy ra.
Sáng 18/7, hiện tượng cá chết nổi trên hồ Mật Sơn tiếp tục xảy ra.

Ông Nguyễn Việt Hùng – Bí thư Đảng ủy, kiêm chủ tịch UBND phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) - cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin cá nuôi tại hồ Mật Sơn là hồ chứa nước thải của Công ty cổ phần bia Thanh Hóa (trước đây có tên gọi là Nhà máy bia Thanh Hóa) bị chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh hồ, lãnh đạo phường Đông Vệ đã cử người cùng xuống địa bàn, cùng người của Công ty cổ phần bia Thanh Hóa vớt, xử lý cá chết, rác thải trên mặt hồ.

Phía ngành chức năng, cảnh sát môi trường cũng đã về hiện trường lấy các mẫu nước để tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết sự việc.

Công ty cổ phần bia Thanh Hóa thuộc địa giới hành chính phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa) nhưng hồ xả thải của công ty lại thuộc phường Đông Vệ. Trong tuần này, chính quyền địa phương sẽ làm việc với Công ty cổ phần bia Thanh Hóa một số vấn đề liên quan đến hoạt động xả thải của công ty gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của công dân phường Đông Vệ.

Được biết, trước đó, từ ngày 14/7, người dân sống quanh khu vực hồ Mật Sơn phát hiện cá nuôi trong hồ chết nổi trắng mặt hồ. Đây là hồ chứa nước thải của Công ty cổ phần bia Thanh Hóa có đường dẫn chảy ra sông nhà Lê.

Mặc dù cá chết đã được công nhân công ty, người dân vớt liên tục, nhưng tình trạng cá chết nổi lên vẫn xảy ra gây ô nhiễm môi trường sống của 34 hộ dân sinh sống quanh khu vực hồ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.