Bước tiến trong điều trị ung thư dạ dày

GD&TĐ - Ung thư dạ dày là một trong số bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới.

Người bệnh hồi phục nhanh chóng sau ca nội soi điều trị ung thư sớm tại Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an). Ảnh: BSCC
Người bệnh hồi phục nhanh chóng sau ca nội soi điều trị ung thư sớm tại Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an). Ảnh: BSCC

Theo thống kê, ung thư dạ dày đứng top 4 trong các bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam với 17.906 ca mắc mới, chiếm 9,8%.

Tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư dạ dày cũng đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư chết người nhất, với 14.615 ca tử vong, chiếm 11,9%. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cao hàng đầu thế giới là do dấu hiệu của căn bệnh này ở giai đoạn đầu thường mơ hồ, không rõ ràng. Thậm chí, giai đoạn đầu, bệnh nhân nhiều khi không có triệu chứng nên thường ít phát hiện.

BSCKI Phạm Thị Việt Anh - Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) cho biết: “Ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, phương pháp chủ yếu là phẫu thuật, điều trị kết hợp nhiều phương pháp khác như hóa chất, xạ trị, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gánh nặng kinh tế do điều trị. Điều đáng tiếc là đa số người bệnh đến bệnh viện khám khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, xâm lấn, di căn xa ra các bộ phận trong cơ thể, nên không còn chỉ định can thiệp nội soi”.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khẳng định, với sự phát triển của y học hiện nay, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư dạ dày có thể được điều trị với kết quả rất tốt. Cụ thể, ung thư dạ dày sớm được định nghĩa là tổn thương ung thư tại lớp niêm mạc, chưa xâm lấn qua lớp hạ niêm mạc của dạ dày và không có sự di căn hạch.

Nếu được phát hiện và điều trị phù hợp, tỷ lệ người bệnh có thể sống thêm khoảng 5 năm lên đến 90%, 10 năm là 70%. Một trong những phương pháp can thiệp ít xâm lấn hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay giúp điều trị triệt để ung thư dạ dày sớm là nội soi can thiệp cắt tách niêm mạc dạ dày (ESD).

Kỹ thuật này hiện là phương pháp ưu việt hàng đầu trong điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa, ưu điểm là bảo tồn đường tiêu hóa, giảm thiểu đau đớn, giúp người bệnh tránh được đại phẫu cắt bỏ đoạn ống tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống, hồi phục sức khỏe nhanh chóng, sinh hoạt bình thường sau can thiệp 24 giờ.

Chuyên gia khuyến cáo, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. Do đó, người dân nên duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.

Hạn chế ăn đồ ăn mặn, đồ hun khói, nướng, chiên. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích và có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. Quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khoẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.