Bức tranh về GD được tái hiện sống động qua các tác phẩm báo chí

GD&TĐ - Thời gian qua, ngành GD luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các cơ quan báo chí. Theo đó, bức tranh về GD được tái hiện sống động qua các tác phẩm báo chí.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Sự nghiệp đổi mới GD vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách ở phía trước; vì thế rất cần các cơ quan báo nói chung và các phóng viên, nhà báo nói riêng sẻ chia, đồng hành, hiến kế cho GD, để GD ngày càng phát triển, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Báo chí, người tiếp lửa cho GD

Trong quá trình đổi mới sẽ có những điều hay và những điểm chưa tốt. Nhưng tâm nguyện của những người làm GD là luôn muốn làm những gì tốt nhất có thể.
Ông Nguyễn Đắc Hưng

Là người gắn bó mật thiết và theo dõi từng bước đi của GD, ông Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) - chia sẻ: ông cũng từng viết rất nhiều bài báo và được tiếp xúc với nhiều cơ quan báo chí ở các loại hình khác nhau. Vì thế, ông rất hiểu và chia sẻ với phóng viên khi viết về GD.

Ông Hưng nhấn mạnh, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Chặng đường đổi mới sự nghiệp GD có điểm đầu nhưng chắc chắn sẽ không có điểm cuối. Sự nghiệp GD của chúng ta gắn liền với phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị. Vì thế, báo chí có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới GD của nước nhà.

Theo đó, báo chí không chỉ đồng hành mà như một người bạn, người tiếp lửa cho các thầy, cô giáo; HS có thêm động lực để làm việc và học tập. Rộng hơn là cả xã hội cùng tiến bước trên con đường đổi mới và chúng ta sẽ có nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trao đổi với các phóng viên, nhà báo, ông Hưng chia sẻ: Chắc hẳn nhiều nhà báo đã đến các vùng sâu, vùng xa. Tôi cũng vậy, đã đến nhiều vùng khó khăn nên rất hiểu những vất vả, hy sinh của các thầy, cô giáo nơi đây.

Họ bám trường, bám lớp cũng chỉ vì yêu nghề. Điều đó khó có thể cân đong, đo đếm được mà chỉ cảm nhận bằng sự thấu cảm và sẻ chia.

Ông Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương
 Ông Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương

Vì thế, có nhiều người nói GD thế này, thế kia; tôi đáp lại dung dị rằng: Nếu mọi người lên rừng, sống cùng các thầy, cô mới thấy được sự vất vả của GV. Lúc đó, chắc chắn mọi người sẽ không có nhận xét thiếu thiện cảm như vậy. Bởi ở những vùng khó, các thầy cô giáo phải dỗ trước khi dạy.

"Tôi mong rằng, các phóng viên cũng hiểu được điều này để có những bài viết động viên, khích lệ GV và để xã hội hiểu hơn về GD, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của GD nước nhà" - ông Hưng nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ:

Trong quá trình đổi mới có thể sẽ có điểm này, điểm khác và đâu đó có những "con sâu làm rầu nồi canh", nhưng chúng ta đừng lấy đó là hiện tượng, quy kết và đừng câu view, khiến dư luận nhìn nhận không đúng về GD, về các thầy, cô giáo.

Lan tỏa những điều tốt đẹp

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, GV cần đối diện và có kỹ năng sử dụng. Thiết nghĩ, mỗi nhà giáo có thể là chủ tài khoản để chủ động lan tỏa những điều tốt đẹp của GD trên mạng xã hội
Vũ Mạnh Tiêm

"Tôi mong muốn báo chí đồng hành cùng chúng tôi - những người làm GD. Những hiện tượng xấu thì chúng ta kiên quyết phê phán nhưng phê cho đúng để người ta thấy được đúng - sai; đồng thời động viên được người tốt tiếp tục làm việc, cống hiến" - ông Hưng nhấn mạnh và cho biết:

Vừa rồi, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó thì Quốc hội đã thông qua Luật GD (sửa đổi) ở Kỳ họp thứ 7. Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội cũng thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH.

"Nói như vậy để thấy rằng, GD sẽ có nhiều việc phải làm, có nhều vấn đề phải quan tâm, giải quyết nên rất cần sự đồng thuận của xã hội. Mong rằng, báo chí luôn đồng hành cùng ngành GD để truyền tải những chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và từng bước thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với GD, đưa sự nghiệp GD càng phát triển hơn"- ông Nguyễn Đắc Hưng nói.

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Cũng là người từng đến với các vùng sâu, vùng xa mà ở đó có những bước chân không mỏi của các thầy, cô giáo; ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhớ lại: Bản thân ông từng đến vùng Cao Bằng để khánh thành nhà công vụ cho GV.

Qua thực tế cho thấy, GV rất vất vả. Trong điều kiện còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng nhiều thầy, cô vẫn quyết bám trường, bám lớp, tận tâm, tận lực cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" nơi vùng đất khó.

Có những câu chuyện về nghề, về tình thầy trò tưởng chừng chỉ có trong cổ tích đã được báo chí phản ánh sinh động, chân thực, gây nhiều xúc cảm trong dư luận xã hội.

"Một lần nữa tôi muốn báo chí tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành GD để truyền thông về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu. Từ đó lan tỏa những việc làm ý nghĩa đến xã hội" - ông Tiêm chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.