Bức tranh thị trường và xuất- nhập khẩu thời gian qua

GD&TĐ - *Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2017 ước khoảng 121 tỷ USD, chiếm 89,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 23,3% so với cùng kỳ.

Bức tranh thị trường và xuất- nhập khẩu thời gian qua

*Xuất khẩu tăng trưởng mức cao so với cùng kỳ năm trước. Rau quả là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm xuất khẩu nông, thủy sản.

*Thị trường trong nước trong tháng vừa qua không có biến động lớn

Xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Những tháng qua xuất khẩu đã có những con số đáng chú ý như: Tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm ở mức 17,9% là mức tăng cao so với mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm 2016. Giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ, trong đó tăng mạnh nhất là cao su (tăng 36,5%), cà phê (tăng 28,7%), nhân điều (tăng 26,2%), than đá (tăng 35,6%) và dầu thô (tăng 22%). Lượng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu, khoáng sản tăng mạnh, đặc biệt là một số mặt hàng như: phân bón (tăng 39,7%), chất dẻo nguyên liệu (tăng 32,3%); sắt thép các loại (tăng 27%). Một số mặt hàng nông, thủy sản không thống kê lượng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đóng góp vào tăng trưởng chung của nhóm này cũng như tăng trưởng xuất khẩu chung.

Theo số liệu ước của liên Bộ, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017ước đạt 133,5 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu 37,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 95,7 tỷ USD (tính cả dầu thô xuất khẩu) tăng 18,9%.

Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 135,6 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước đạt 54,2 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 81,4tỷ USD, tăng 25%. Nhập siêu 8 tháng đầu năm khoảng 2,13 tỷ USD, bằng 1,6% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2017, chiếm 12,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Rau quả là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,35 tỷ USD, tăng 48% so với cùng kỳ.

“Công tác phát triển, mở cửa thị trường trong thời gian đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này. Đến nay, hoa quả Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ), Úc (vải, xoài),…”- Bộ Công Thương cho biết.

Một ví dụ cho thấy với người dân Việt Nam, có thể lâu nay mới chỉ biết đến những nông sản nổi tiếng của Úc nhập khẩu vào Việt Nam, như thịt bò, trái cây… Song trên thực tế, nông sản Việt không hề kém cạnh về tiềm năng xuất khẩu, kể cả xuất sang thị trường Úc- một đất nước vốn rất phong phú, đa dạng về chủng loại nông sản xuất khẩu. Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường Úc đối với mặt hàng tôm và một số loại trái cây tươi. Mặc dù quá trình đàm phán đối với mỗi một mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian (thường từ 5 - 10 năm: quả vải mất 12 năm, xoài mất 7 năm), nhưng đến nay việc tháo gỡ rào cản kỹ thuật của phía Việt Nam đã hoàn tất để thâm nhập thị trường Úc cho vải thiều, tạo thêm “sân chơi” cho các loại trái cây tươi của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4 triệu tấn, tăng 22,7% so với cùng kỳ 2016, trị giá đạt 1,78 tỷ USD, tăng 20,3%. Xuất khẩu gạo tăng so với cùng kỳ năm 2016 cả về số lượng và trị giá nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Bangladesh, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại và cả sự tăng trưởng ở các khu vực thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.Tại thị trường Malaysia, đã ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng 150 nghìn tấn; tại thị trường Bangladesh ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng là 250 nghìn tấn; tại thị trường Philippines, 4 thương nhân Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 175 nghìn tấn gạo.

Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 8 tháng đầu năm ước đạt 2,85 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của cả 4 mặt hàng than đá, dầu thô, xăng dầu, quặng và khoáng sản khác đều đạt mức tăng trưởng dương. Trong khi đó, Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 107,1 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Các thị trường xuất khẩu chính có mức tăng tương đối mạnh, thị trường Châu Á là thị trường truyền thống, tuy nhiên ước xuất khẩu 8 tháng đầu năm có mức tăng khá với cùng kỳ năm 2016 (24,5%), chiếm tỷ trọng 50,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; các thị trường còn lại có mức tăng nhẹ; thị trường khu vực Châu Âu có mức tăng xấp xỉ 12%, các nhà xuất khẩu cần tiếp tục tận dụng các cam kết, ưu đãi từ các Hiệp định đã ký kết để tiếp tục khai thác thị trường này.

Thị trường trong nước hiện không có biến động lớn

Đánh giá cụ thể thì xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và đây cũng là điểm tích cực trong hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 37,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng trưởng tích cực so sánh với mức tăng khoảng 4,3% trong 8 tháng đầu năm 2016. Yếu tố đóng góp vào sự phục hồi của xuất khẩu khối này là tăng trưởng của nhóm hàng nông sản, thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu nhóm này ước đạt 16,9 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. (8 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 5,9%).

Nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2016 ở mức thấp, do vậy, nhập khẩu 2017 khi so sánh với cùng kỳ sẽ có mức tăng trưởng cao. Nhập khẩu năm 2016 sẽ tăng dần vào cuối năm do vậy, dự báo tăng trưởng nhập khẩu cả năm 2017 sẽ ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng của 8 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, việc nhiều dự án đầu tư đã giải ngân xong cũng sẽ làm giảm đà nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị trong những tháng cuối năm.

Nhận định từ cơ quan chức năng vào đầu tháng 9 vừa qua cho biết thị trường hàng hóa trong tháng 8 không có biến động lớn, giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu như nhiên liệu năng lượng, thực phẩm tương đối ổn định hoặc tăng giá nhẹ so với tháng trước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm nay lũ về sớm khiến diện tích gieo trồng giảm so với năm trước, tác động tăng đến giá rau màu giúp người trồng có lãi khá. Chuẩn bị bước vào năm học mới nên các cửa hàng, hệ thống siêu thị, trung tâm thiết bị trường học bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng phong phú, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại với khối lượng lớn. Ngoài ra, đón Tết Trung thu năm nay, từ khá sớm các doanh nghiệp bánh kẹo đã bắt đầu sản xuất và tập trung vào 02 yếu tố chính là an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.

Đặc biệt đối với TP Hồ Chí Minh, để tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt - trứng gia cầm chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt - trứng gia cầm, kể từ ngày 1/9/2017 TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai truy xuất nguồn gốc thịt và trứng gia cầm trên địa bàn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 8 của cả nước ước đạt 330.013 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng 7 nhưng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 2.580.168 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn mức tăng 9,3% của cùng kỳ năm 2016.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mật ong

Mật ong

GD&TĐ - Mẹ hối sớm về quê, chẳng phải vì mẹ nhớ nhung gì nó đâu mà là chú mới gửi từ Điện Biên về chai mật ong rừng.
Lần đầu tiên, cuốn 'Ký họa trong chiến hào' được xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: Kim Đồng.

Bộ sách kể chuyện Điện Biên Phủ

GD&TĐ - 17 tác phẩm kể chuyện Điện Biên Phủ vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).