Bữa cơm ấm lòng của cô giáo mầm non

GD&TĐ - Những ngày nghỉ hè, cô Trương Thị Thu Vân, giáo viên Trường Mẫu giáo Mai Hoa, phường 5, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) tham gia nấu ăn cho lực lượng chống dịch và người dân.

Cơm từ bếp ăn được phát cho người dân hoàn cảnh khó khăn.
Cơm từ bếp ăn được phát cho người dân hoàn cảnh khó khăn.

Bữa cơm ấm lòng của cô góp sức vào hoạt động chống dịch tại địa phương.

Những ngày nghỉ hè cũng là lúc đợt dịch thứ 4 bùng phát, cô giáo mầm non Trương Thị Thu Vân tự nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Cô tham gia nấu cơm cho lực lượng trực chốt kiểm soát phòng, chống dịch và những người đang ở khu cách ly, người yếu thế tại địa phương.

Từ 8 giờ sáng mỗi ngày, sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, cô Trương Thị Thu Vân cùng các anh chị trong nhóm nổi lửa nấu cơm. Cô Vân chia sẻ: Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, địa phương có ca mắc Covid-19 nên nhiều khu vực bị phong tỏa, cuộc sống của những người nghèo bị ảnh hưởng bởi không có việc làm. Từ đó, cô nghĩ mình phải làm gì để giúp bà con trong lúc khó khăn này.

Trước đó, cô tham gia phục vụ trong các bếp ăn của nhà chùa, nấu mỗi ngày khoảng 3.000 suất cơm cho những người đang ở khu cách ly, khu phong tỏa, người nghèo ở các địa phương. Sau khi tình hình dịch bệnh ở địa phương đã được kiểm soát, các bếp của chùa cũng thu hẹp quy mô phục vụ.

Trở về địa phương, thấy vẫn còn có nhiều gia đình khó khăn, nhất là những người lao động nghèo, người ở xa tới địa phương làm ăn đang sống trong các khu nhà trọ. Từ đó, cô và mọi người tổ chức bếp ăn để nấu cơm trao tặng bà con.

“Mỗi ngày bếp của chúng tôi đỏ lửa 2 lần, mỗi lần nấu khoảng 250 suất cơm tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cơm sau khi nấu xong được cho vào hộp, một số bà con ở gần sẽ đến bếp nhận cơm. Phần còn lại chúng tôi sẽ mang đến trao cho những người không có điều kiện đến nhận”, cô Vân cho biết.

Khi biết cô Vân lập bếp nấu cơm cho người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều bạn bè và người dân ở địa phương đã chia sẻ với cô bằng cách ủng hộ, đóng góp gạo, rau, củ, gia vị, dầu ăn... Nơi đặt bếp nấu ăn đặt tại nhà cô trên đường Lê Hồng Phong (phường 3, TP Sóc Trăng) để cô và mọi người thuận tiện hơn trong công việc.

Là người được hỗ trợ, chị Trần Thị Mai (33 tuổi, nhà ở phường 3, TP Sóc Trăng) cho biết: “Gia đình tôi hoàn cảnh rất khó khăn. Bình thường tôi giúp việc cho một hộ bán cháo nhưng dịch diễn biến phức tạp, công việc thất thường nên đời sống của gia đình càng khó khăn hơn.

Từ khi bếp của cô Thu Vân nấu cơm, tôi được cô thông báo và hỗ trợ mỗi bữa 4 suất ăn nên cũng yên tâm hơn. Cứ đến giờ là lại đến bếp nhận cơm cho cả nhà. Chúng tôi và bà con nghèo khó cảm ơn cô nhiều lắm!”.

Cô Vân chia sẻ: “Bữa ăn được gửi tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày chống dịch nên chúng tôi cố gắng nấu chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bà con. Chúng tôi mong bà con cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe, bữa cơm có chúng tôi lo cho đến khi nào tình hình dịch bệnh ổn định”.

Theo chia sẻ của các đồng nghiệp, cô Trương Thị Thu Vân là giáo viên dạy giỏi. Năm học 2018 - 2019, cô đã tình nguyện chuyển từ trung tâm thành phố về dạy tại một địa bàn nông thôn thiếu giáo viên.

Bên cạnh đó, cô là thành viên tích cực của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng, tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo. Đặc biệt, cuối năm 2018, cô giáo Vân đã tự nguyện đăng ký hiến tạng phục vụ nghiên cứu y học sau khi qua đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.