Bù đắp kiến thức trong môi trường giãn cách linh hoạt

Bù đắp kiến thức trong môi trường giãn cách linh hoạt

Để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, bảo đảm an toàn, cơ quan chức năng khuyến cáo, học sinh nên ngồi cách nhau 1,5 mét và tách lớp học. Nếu lớp quá đông, trường chia làm đôi hoặc hơn nữa, phòng học không quá 20 em. Tuy nhiên, nhiều địa phương cho rằng khi học sinh đi học đồng loạt, rất khó thực hiện biện pháp này.

Bảo đảm giãn cách khi ít học sinh

Cà Mau là địa phương đầu tiên trong cả nước cho HS trở lại trường ngay sau khi kết thúc cách ly xã hội. Trong những ngày đầu, chỉ có HS lớp 9 và 12 đi học lại và thực hiện chia đôi lớp học để bảo đảm khoảng cách giữa các HS là 2 mét. Theo ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT, nếu cho HS khối khác trở lại trường, trước mắt là THCS và THPT, các trường không thể bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa các em là 1,5 mét. Khi HS đi học bình thường, mỗi lớp có trên 40 em.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho rằng, quy định khoảng cách giữa các học sinh tối thiểu là 1,5 mét khó thực hiện. “Nếu là giãn cách giữa chỗ ngồi của các em trong một lớp thì không thể thực hiện được khi HS đồng loạt đi học. Cơ sở vật chất trường học ở TPHCM không đủ phòng học để chia lớp”, ông Hiếu nói.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM), lo ngại quy định khoảng cách tối thiểu giữa học sinh là 1,5 mét sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập. “Nếu mỗi em cách nhau 1,5 mét, một phòng học tối đa chỉ được 15 - 20 em. Trong khi đó, sĩ số trung bình các lớp ở TPHCM hiện nay từ 45 - 55 em. Thậm chí, ở Hà Nội, nhiều nơi lên đến 60 em/lớp. Muốn giãn cách như vậy phải chia lớp học thành 2 - 3 lớp nhỏ. Điều này rất khó thực hiện”, ông Phú cho hay.

Bù đắp kiến thức trong môi trường giãn cách linh hoạt ảnh 1
Học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp.

Khi tất cả HS đồng loạt đi học, các trường không có đủ phòng trống để chia lớp. Nếu chia được lớp, số lượng giáo viên cũng phải nhân đôi, nhân ba. Trường không đủ giáo viên để đáp ứng. Hơn nữa, khi giờ dạy của giáo viên bị “trồi” lên như vậy, ngân sách để trả lương cho thầy cô như thế nào cũng là câu hỏi lớn.

“Dễ thấy nhất là không đủ phòng, giáo viên để chia lớp như vậy. Kể cả trong trường hợp chỉ cho khối 12 đi học lại trước, đủ phòng học để chia nhưng giáo viên cũng rất chắp vá. Không phải ai cũng dạy được lớp 12, trong khi các em đang cần ôn thi gấp rút”, ông Phú nói.

Cùng quan điểm, lãnh đạo Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TPHCM) chia sẻ, dù rất muốn, nhà trường khó bảo đảm những tiêu chí về mật độ, khoảng cách giữa HS, giáo viên, nhân viên trong một phòng học theo bộ tiêu chí an toàn của TPHCM. Trường không đủ phòng học và giáo viên để chia nhỏ lớp. Việc kê, đóng vách ngăn giữa các học sinh, trường cũng không khả thi. Vì thế, trường chỉ có thể thực hiện tốt tiêu chí khác như vệ sinh, bồn rửa tay, cho HS đeo khẩu trang, phòng cách ly...”.

Cố gắng tối đa trong khả năng

Cô Vũ Thị Xuân Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM), thông tin, trước khi có bộ tiêu chí an toàn trường học, trường đã tính đến phương án giãn cách khi đón HS đến lớp từ giữa tháng 3. Theo đó, nếu chỉ có khối 12 đi học trước, 15 lớp được chia nhỏ với 30 phòng. Mỗi em ngồi một bàn riêng, bảo đảm khoảng cách 2 mét.

Bù đắp kiến thức trong môi trường giãn cách linh hoạt ảnh 2
Trong giờ học tại Trường THPT Nguyễn Du (Hà Nội)

Nhà trường huy động thêm giáo viên khối 10, 11 hỗ trợ trong các giờ bài tập nếu thầy cô khối 12 không thể kham nổi. Trường còn chia 15 lớp 12 ra thành ba nhóm. Mỗi nhóm đi học cách nhau 15 phút để kiểm tra thân nhiệt. Giờ ra chơi của các nhóm lớp cũng cách nhau 15 phút. Thời gian ra chơi rút ngắn còn 15 phút thay vì 25 phút như trước đây. Giờ tan trường của các nhóm lớp này cũng cách nhau tương ứng giờ đi học.

Nếu cả 3 khối lớp 10, 11, 12 đồng loạt đi học lại, trường ưu tiên khối 12 đi học đầy đủ từ sáng thứ Hai đến thứ Bảy. Buổi chiều, khối 10, 11 học xen kẽ, mỗi khối đi học 3 buổi/tuần kết hợp với học trực tuyến ở nhà.

Thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TPHCM), cho biết với đặc thù sĩ số học sinh/lớp đạt chuẩn, diện tích phòng học lớn, nên trường không tổ chức tách lớp nhưng vẫn bảo đảm mật độ giãn cách an toàn cho học sinh. Những lớp có sĩ số cao sẽ được bố trí học tại các phòng chức năng như hội trường, phòng nghe nhìn, phòng thực hành thí nghiệm, hoặc tăng cường thêm bàn ghế để bảo đảm khoảng cách an toàn giữa 2 HS.

Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), trong tuần lễ đầu tiên HS khối 12 đi học, trường sẽ tách đôi mỗi lớp học, tổ chức cho các em đi học luân phiên theo ca: Thứ 2, 4, 6 và 3, 5, 7. Từ tuần lễ thứ 2 trở đi, học sinh khối 10 và 11 trở lại trường học thì không tiến hành tách lớp đối với khối 12 nữa, để bảo đảm tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả HS...

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.