Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy của cán bộ giáo viên, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Nội dung của lớp bồi dưỡng được thực hiện từ việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng cho đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu và kinh phí tổ chức.
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng nhằm thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024, trong việc triển khai hiệu quả các chính sách giáo dục, đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa.
Chia sẻ tại lớp tập huấn, bà Phan Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn nói: "Công tác bồi dưỡng này không chỉ nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ giáo viên về lồng ghép giới, mà còn góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và bình đẳng cho tất cả học sinh.
Theo đó, lớp bồi dưỡng, báo cáo viên đã hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên về lồng ghép giới trong quản lý giáo dục và giảng dạy. Các chuyên đề bao gồm quy trình xử lý bạo lực học đường trên cơ sở giới, hỗ trợ giáo viên các kỹ năng giáo dục quản lý cảm xúc và can thiệp xử lý tình huống khi có bạo lực học đường, xâm hại tình dục trong nhà trường.
Việc tổ chức bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược giáo dục của tỉnh, khẳng định vai trò của việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong quản lý và giảng dạy, mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của học sinh và toàn xã hội”.
Năm nay, tham dự lớp bồi dưỡng có 530 cán bộ quản lý và giáo viên từ các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh tham gia lớp bồi dưỡng.